Lạc Lợi (Viện nghiên cứu Đông Na má Đại học Ký Nam Quảng Châu, Trung Quốc): Xu h−ớng phát triển kinh tế văn hoá Đông Nam á trong thời đại sáng tạo tri thức, Thông tin Văn hóa và Phát triển, số 3,

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 111)

V. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa n−ớc ta

1Lạc Lợi (Viện nghiên cứu Đông Na má Đại học Ký Nam Quảng Châu, Trung Quốc): Xu h−ớng phát triển kinh tế văn hoá Đông Nam á trong thời đại sáng tạo tri thức, Thông tin Văn hóa và Phát triển, số 3,

thế kỷ XXI. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ lấy nội dung công nghiệp văn hoá, bản quyền trí tuệ làm cơ sở. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hoá, c−ờng quốc của văn hoá cũng là c−ờng quốc về kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá, chính phủ Hàn Quốc đã lần l−ợt xây dựng các chiến l−ợc: “Kế hoạch 5 năm phát triển văn hoá”; “Kế hoạch

thúc đẩy công nghiệp văn hoá”; “Chiến l−ợc của công nghiệp văn hoá thế kỷ

XXI” và “Kế hoạch tổng hợp chấn h−ng nền điện ảnh” (từ năm 2000)…Theo kế hoạch 5 năm, chiến l−ợc cơ bản phát triển văn hoá của Hàn Quốc là: tập trung lực l−ợng khai thác những sản phẩm văn hoá mang tính chiến l−ợc; thực hiện chính sách “lựa chọn và tập trung”; tập trung lực l−ợng h−ớng tới ngành trọng điểm và các hạng mục chủ yếu, nhà n−ớc hỗ trợ để xây dựng nền công nghiệp văn hoá. Trọng tâm chính sách công nghiệp văn hoá đ−ợc xác định:

- Tạo lập môi tr−ờng −u việt cho phát triển công nghiệp văn hoá; - Thiết lập cơ sở vật chất cho việc chấn h−ng công nghiệp văn hoá;

- Xây dựng khu công nghiệp văn hoá mũi nhọn (kết cấu hệ thống hạ tầng và thông tin);

- Hình thành các doanh nghiệp có qui mô, tập trung, chuyên môn hoá; - Đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu, h−ớng ra thị tr−ờng n−ớc ngoài.

Tài liệu của Viện nghiên cứu chấn h−ng công nghiệp văn hoá Hàn Quốc đã thống kê: qui mô tổng thể của ngành công nghiệp văn hoá của n−ớc này, năm 1999 là 17,1 tỷ đôla Mỹ; năm 2003 là 31 tỷ đôla Mỹ - một sự tăng tr−ởng nhanh chóng. Chính phủ Hàn Quốc dùng thời gian 5 năm (2003 – 2007) để phát triển Hàn Quốc thành một trong năm c−ờng quốc về công nghiệp văn hoá trên thế giới. Hàn Quốc từ chỗ chỉ chiếm 1,5% tổng ngạch trên thị tr−ờng văn hoá toàn cầu năm 2002 (với 15 tỷ đô la Mỹ) tăng lên 5% vào năm 2007 (Với 71 tỷ đôla Mỹ. Mục tiêu xuất khẩu từ 500 triệu đôla Mỹ năm 2002 lên 10 tỷ đôla Mỹ vào năm 2007).

Tại quốc gia thành thị - Singapore, chính phủ chế định chiến l−ợc phát triển văn hoá trong thế kỷ mới “Văn nghệ phục h−ng thành thị”, vạch ra viễn cảnh phát triển công nghiệp văn hoá biến Singapore trở thành thành phố chính

của châu á và trung tâm văn hoá cấp thế giới. Theo chiến l−ợc Mỹ, Singapore sẽ phát triển thành “Thành phố nghệ thuật cấp thế giới tràn đầy sức hấp dẫn”, mục tiêu trong vòng 5 – 10 năm tới đuổi kịp Hồng Kông (Trung Quốc), Glat- gâu, Men-bơn, Luân-Đôn và Niu-you. Tháng 9 năm 2007, Singapore lại công

bố “Chiến l−ợc phát triển công nghiệp sáng tạo tri thức”, dự định thực thi

chiến l−ợc này là kết hợp nghệ thuật, kinh tế và khoa học kỹ thuật lại với nhau, biến chúng thành −u thế cạnh tranh của Singapore. Chiến l−ợc này có tham vọng ngoài việc biến Singapore thành thành phố phục h−ng nghệ thuật ra, còn là thành phố truyền thông thế giới, trung tâm th−ơng mại toàn cầu và trở thành “Trung tâm công nghiệp sáng tạo tri thức châu á”. Singapore còn đ−a ra “Kế hoạch lý t−ởng kỳ diệu” thúc đẩy ngành thiết kế và các ngành có liên quan đến nghệ thuật; kế hoạch “du lịch nghệ thuật”, tức là thông qua du lịch nghệ thuật làm nổi bật hình ảnh đa dạng văn hoá của mình – tài nguyên văn hoá, động lực thúc đẩy sự phát triển đất n−ớc.

Thông qua các chiến l−ợc văn hoá và ra sức phát triển công nghiệp văn hoá, đặc biệt là ngành biểu diễn nghệ thuật và ngành truyền thông. Những năm gần đây Singapore tổ chức nhiều hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, có tới 500 công ty và đoàn nghệ thuật. Mỗi năm tổ chức 6000 cuộc biểu diễn, triển lãm và hội nghị (Ch−ơng trình biểu diễn duyên dáng Việt Nam lần thứ 18 – lần đầu tiên của n−ớc ta tại Singapore đã có tiếng vang lớn). Năm 1993 Singapore tổ chức 1915 cuộc biểu diễn nghệ thuật, đến 2003 tăng lên 4654 cuộc; triển lãm từ 150 cuộc năm 1993 lên 573 cuộc tăng 258%.

Công nghiệp văn hoá của Đài Loan phát triển cùng với công nghiệp sáng tạo tri thức. Đến năm 2002 có 116.401 doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực này. Tổng kim ngạch của hai thành phố lớn là Đài Bắc và Cao Hùng trong ngành công nghiệp văn hoá là hơn 200 tỷ tệ Đài Loan.

ở Trung Quốc cùng quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá tinh thần, công nghiệp văn hoá cũng đã đ−ợc quan tâm. Giá trị tiêu dùng văn hoá

thực tế của Trung Quốc là hơn 80 tỷ nhân dân tệ. Tiềm năng tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp văn hoá của n−ớc này vào khoảng 550 tỷ nhân dân tệ(1).

Hai lĩnh vực điện ảnh và du lịch văn hoá của Trung Quốc đã v−ơn lên đứng vào hàng ngũ 10 n−ớc dẫn đầu thế giới. Điện ảnh của Trung Quốc không chỉ đạt đ−ợc những giải th−ởng cao trong các liên hoan phim truyện nhựa Châu á - Thái Bình D−ơng, liên hoan phim Can (Pháp) mà đã v−ơn tới giải th−ởng ở Hô-li-út (Mỹ). Đồng thời mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu hàng chục phim truyện ra n−ớc ngoài, doanh thu đạt đến con số tỷ đô la Mỹ. Lĩnh vực du lịch văn hoá, Trung Quốc đã xây dựng nền công nghiệp “không ống khói” dựa trên tiềm năng to lớn của các di sản văn hoá khổng lồ của mình, thu hút hàng chục triệu khách du lịch n−ớc ngoài và cả trăm triệu khách nội địa đạt mức doanh thu hơn 10 tỷ đô la Mỹ. Công nghiệp sản xuất đồ chơi của Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng v−ơn lên xuất khẩu mỗi năm hàng trăm triệu sản phẩm, chiếm lĩnh thị tr−ờng rộng lớn châu Âu và Bắc Mỹ.

Một số mô hình khác trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là V−ơng quốc Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Canada…rất thành công về phát triển công nghiệp văn hóa.

V−ơng quốc Anh là quốc gia có nền công nghiệp phát triển từ thế kỷ XVI. Anh đ−ợc coi là n−ớc hàng đầu về khả năng ứng dụng các thành tựu của nền công nghiệp để phát triển ngành công nghiệp văn hóa lên một trình độ mới: công nghiệp sáng tạo. Năm 1997, một ủy ban hỗn hợp gồm các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà t− bản trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, các văn nghệ sỹ…đ−ợc thành lập. Tổ chức này có trách nhiệm xem xét vai trò, nhiệm vụ của ngành công nghiệp văn hóa để phát huy tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp sáng tạo. ủy ban này đã xây dựng một Ch−ơng trình với 7 lĩnh vực chủ chốt:

(1) Lạc Lợi: Xu h−ớng phát triển kinh tế văn hóa ở Đông á trong thời đại sáng tạo tri thức–Thông tin Văn hóa và phát triển, số 13, 2007

- Kỹ năng và giáo dục-để thúc đẩy t− duy trong tr−ờng học đ−ợc tốt hơn, đào tạo các chủ thể sáng tạo trong t−ơng lai, để bảo đảm các ngành công nghiệp sáng tạo có đ−ợc kỹ năng mà nó cần;

- Vấn đề cạnh tranh và sở hữu trí tuệ-thiết lập môi tr−ờng kinh doanh canh tranh ở cấp quốc tế;

- Về công nghệ, nắm lấy những cơ hội do internet và công nghệ số.. - Hỗ trợ kinh doanh và tiếp cận tài chính, để nuôi d−ỡng các hoạt động kinh doanh mới và phát triển;

- Tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tính đa dạng, đổi mới trong sáng tạo, giảm thiểu các rào cản

- Xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, khuyến khích và trang bị t−ơng thích cho các ngành công nghiệp sáng tạo;

- Thiết lập vị trí quan trọng của các ngành công nghiệp sáng tạo đối với phát triển kinh tế…

Họ quan niệm về công nghiệp sáng tạo “..là những hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo của mỗi cá nhân với kỹ năng và năng lực, tạo ra tiềm năng cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm thông qua việc phát huy và khai thác sở hữu trí tuệ”. Các ngành công nghiệp sáng tạo đ−ợc xác định bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật và thị tr−ờng đồ cổ, thủ công mỹ nghệ. thiết kế, thời trang, phim và video, phần mềm giải trí, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát hành, dịch vụ máy tính và phần mềm, truyền hình và truyền thanh.

Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ tr−ớc, các ngành công nghiệp sáng tạo ở Anh đã tạo ra nguồn thu nhập khoảng 112, 5 tỉ bảng, tạo việc làm cho hơn 1,3 tỉ ng−ời (chiếm 5% nguồn lực lao động). Riêng xuất khẩu, đóng góp khoảng 10 tỉ bảng. Tổng thu nhập của các ngành công nghiệp của Anh chiếm trên 5% GDP năm 2006 và 8% năm 2007-hơn bất kỳ ngành sản xuất nào.

Về đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vào nền kinh tế quốc dân của một số n−ớc, một nghiên cứu đ−ợc thực hiện tại Liên minh châu Âu đã đ−a ra kết quả: năm 2003, công nghiệp văn hoá đóng góp 3,4% vào GDP của Pháp, 3,2% của Na-uy, 3% của Anh. Đối với các n−ớc châu Âu khác kém

phát triển hơn thì con số này cũng rất đáng kể, ở Cộng hoà Séc là 2,3%, ở Slo- ve-nie là 2,2%. Hay ở Sin-ga-po, ngành này đóng góp 1,9% GDP và nếu tính cả những hoạt động liên quan đến phân phối các hàng hoá và dịch vụ này nh− việc bán lẻ các băng đĩa... thì con số này sẽ là 3,2%. Khi so sánh với các ngành khác thì ng−ời ta nhận thấy rằng công nghiệp văn hoá còn v−ợt xa công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm ở Pháp, Na-uy và Anh. Còn ở ấn Độ, chỉ tính riêng công nghiệp điện ảnh cũng đã sử dụng tới 3 triệu ng−ời lao động.

Không chỉ dừng lại ở biên giới của mỗi quốc gia, công nghiệp văn hoá còn có đóng góp lớn đối với nền th−ơng mại quốc tế. Ng−ời ta −ớc tính rằng kim ngạch th−ơng mại các sản phẩm văn hoá cơ bản (băng, đĩa, sách báo, tạp chí, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh,...), dịch vụ nghe nhìn, bản quyền tác giả... đã tăng từ 38 tỷ USD năm 1994 lên đến 60 tỉ năm 2000. Còn giá trị th−ơng mại của các sản phẩm văn hoá liên thông đã tăng lên 248 tỉ USD năm 2002 1.

Điện ảnh Hollywood chiếu 74% phim chiếu tại các rạp của các n−ớc thuộc liên minh châu Âu. Điện ảnh đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ do các công ty lớn đứng đầu, ở đó diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa độc quyền và cạnh tranh trên phạm vi trong n−ớc và quốc tế. Các công ty đã tăng c−ờng sức mạnh cho chiến l−ợc cạnh tranh trên thị tr−ờng video, cáp truyền hình trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. Bộ phim Titaníc đã chi phí tới 200 triệu USD và thu về hơn 1 tỷ USD. Hollywood đã trả 8 triệu USD cho Eddy Murphy và Tom Cruise, 5 triệu USD cho các diễn viên khác. Edison đã nói: "Ai kiểm soát công nghiệp điện ảnh sẽ kiểm soát ph−ơng tiện ảnh h−ởng tới ng−ời dân"2.

Cùng với điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản cũng đang cấu trúc lại theo nguyên lý của nhà máy, một thiết chế đặc thù của xã hội công nghiệp. Tác động của nhân tố kỹ thuật và công nghiệp cùng với quá trình đổi mới nhận thức về vai trò của các ngành công nghiệp văn hoá đã và đang làm thay đổi chiến l−ợc đầu t− phát triển của nhiều quốc gia. Thu nhập

1 Hội thảo khu vực: Thách thức của sản phẩm và dịch vụ văn hoá trong đàm phán th−ơng mại quốc tế đối với các n−ớc châu á, Hà Nội, 7/2007. đối với các n−ớc châu á, Hà Nội, 7/2007.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 111)