Xây dựng và hoàn thiện về chính sách bản quyền

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 148)

V. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa n−ớc ta

1/Xây dựng và hoàn thiện về chính sách bản quyền

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là phải tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ. Sự tôn trọng sẽ đảm bảo lợi ích hợp pháp cho những ng−ời sáng tác, của chủ sở hữu tác phẩm và lợi ích của ng−ời tiêu dùng và xã hội. Có hai cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động sản xuất văn hóa: quyền tác giả và các quyền liên quan.

Việt Nam đã tham gia đ−ợc một số Công −ớc quốc tế, nh− :

- Công −ớc Rôme (1961) về bảo hộ ng−ời biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm và cơ quan phát thanh truyền hình.

- Công −ớc Berne (1971) (đã sửa đổi nhiều lần) về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.

- Công −ớc Geneva (1971) về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép mà ch−a đ−ợc sự cho phép của họ.

- Công −ớc Brussels (1974) về liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang ch−ơng trình truyền hình vệ tinh.

- Hiệp −ớc WCC (1996) của WIPO về tác giả.

- Hiệp −ớc WPPT (1996) của WIPO về biểu diễn và bản quyền ghi âm. Trong những năm gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ và cụ thể là vấn đề quyền tác giả đã nhận đ−ợc sự quan tâm của toàn xã hội. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng và đ−a vào vận hành một hệ thống Bảo hộ bản quyền tác giả trên cơ sở các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 (công bố ngày 27/6/2005, thực thi vào ngày 1/1/2006)…Nhìn chung, chính sách Bảo hộ Bản quyền tác giả đ−ợc định hình, nh−ng ch−a hoàn thiện, ch−a cụ thể hóa phù hợp với từng lĩnh vực. Một số quy định thiếu sự thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành và hoạt động thực thi. So với chuẩn mực quốc tế, một số quy định ch−a phù hợp, cần đ−ợc sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh, để thuận lợi cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật về Bảo hộ quyền tác giả trong n−ớc và quốc tế.

Hiện tình trạng vi phạm bản quyền tác giả vẫn tiếp tục diễn ra khá phổ biến, nhất là trong lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa: âm nhạc, phần mềm máy tính, điện ảnh, xuất bản, nghệ thuật tạo hình, nhập lậu, in lậu, băng, đĩa…Sở dĩ còn tình trạng trên, một phần là do có sự ch−a hoàn thiện về chính sách bảo hộ quyển tác giả.

Thứ nhất, bất cập về góc độ pháp chế: Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ trình Quốc hội (năm 2005), tuy dài nh−ng lại ch−a đầy đủ. Ví dụ tại điều 14 quy định các loại hình tác phẩm đ−ợc bảo hộ quyền tác giả, tại điểm a khoản 1, quy định rất đầy đủ các hình thức văn học, nh− : Truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết, nh−ng lại không có thơ. Trong khi đó, tại điểm b lại chỉ quy định “tác phẩm âm nhạc”, mà lại không liệt kê từng loại nh− đối với văn học. Các tác phẩm Múa, Tuồng, Chèo- lại không đ−ợc quy đinh cụ thể trong điểm c. Trong lĩnh vực âm nhạc, có sự ch−a thống nhất giữa quy định quyền tác giả và giới hạn quyền tác giả. Ví dụ tại điều 23: “ Các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao”- mà nh− điểm g quy định là: “Biểu diễn các tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động ở nơi công

cộng”. Điều đó hết sức chung chung. Bởi hầu hết các buổi biểu diễn ở n−ớc ta đều là sinh hoạt văn nghệ biểu diễn công cộng, và không bao giờ tách rời với yếu tố chính trị, tuyên truyền. Nếu giữ quan điểm này sẽ rất bất lợi cho tác giả, vì với những ch−ơng trình phục vụ lễ hội cách mạng, thì hầu hết những bài hát rất hay về quê h−ơng đất n−ớc, mang tính chính trị cao, đang đ−ợc khuyến khích, lại không đ−ợc h−ởng quyền tác giả.

Thứ hai, bất cập, hạn chế trong chế tài xử phạt. Ví dụ:

- Về biện pháp chế tài dân sự: Các biện pháp đề ra chỉ mới dừng lại ở yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi th−ờng thiệt hại, mà ch−a bao gồm các biện pháp nhằm xoá bỏ nguy cơ tiếp diễn vi phạm trong t−ơng lai, nh− tiêu hủy hàng hóa vi phạm (chẳng hạn tiêu hủy các băng đĩa in lậu, tiêu hủy những công cụ, ph−ơng tiện vi phạm…). Trong BLDS - 2005, cũng ch−a có quy định cụ thể cho rõ hơn.

- Về chế tài hình sự: Điều 131- BLHS quy định ba hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả là: Chiếm đoạt quyền tác giả, Mạo danh tác giả trên tác

phẩm, Sửa đổi bất hợp pháp nội dung tác phẩm. Trên thực tế, ch−a thấy có

hành vi chiếm đoạt quyền tác giả, mà chỉ có các hành vi xâm phạm các độc quyền của tác giả. Ngoài ra, mức phạt cũng theo quy định tại điều 131: phạt tiền từ hai m−ơi triệu đến hai trăm triệu đồng và mức phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm - là vẫn còn quá nhẹ, ch−a đủ để phát huy chức năng trừng phạt và chức năng giáo dục, đặc biệt trong tình trạng quyền tác giả bị xâm phạm tràn lan nh− hiện nay.

- Về chế tài hành chính: Nh− chúng ta đã biết, Nghị định số 31 CP ngày 26/6/2001, quy định về một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoàn toàn có thể xử lý bằng chế định dân sự mà không cần thiết phải sử dụng các biện pháp hành chính. Do vậy trong các Nghị định, Thông t− sắp ban hành để h−ớng dẫn việc thực thi BLDS 2005 về Quyền tác giả, cần thiết phải chỉ ra một số hành vi xâm phạm quyền tác giả mà thật sự có ảnh

h−ởng đến trật tự công cộng và quản lý hành chính nhà n−ớc, thì mới xử phạt theo chế tài hành chính1.

Những bất cập trên đây, nếu không xây dựng hoàn chỉnh, se cản trở rất lớn đến quá trình xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền tác giả chính là tạo khung pháp lý hỗ trợ đắc lực cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển theo h−ớng cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với xu thế thời đại.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 148)