Chứng nhận kỹ năng

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 76)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Chứng nhận kỹ năng

Phát triển khung chứng nhận kỹ năng và cơ chế đảm bảo chất lượng, được tin dùng bởi người sử dụng lao động, đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống đào tạo. Phương thức chứng nhận kỹ năng sẽ công nhận mọi kỹ năng và năng lực bất kể sử dụng hình thức đào tạo nào, cho phép người sử dụng lao động so sánh các kỹ năng trên thị trường lao động, hỗ trợ thuyên chuyển việc làm, và thúc đẩy học tập suốt đời. Khung trình độ quốc gia hiện nay trong khối ASEAN vẫn tồn tại những khoảng cách đáng kể đặc biệt là giữa các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam). Về vấn đề này, các nước có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của Brunei, Malaysia, Philippines và Singapore như trong việc kết nối các hệ thống đào tạo kỹ thuật để ưu tiên phát triển quốc gia và thiết lập thước đo trình độ thống nhất.

Việc này đòi hỏi một nỗ lực lâu dài và tốn kém. Một số nước thành viên ASEAN có thể theo đuổi cách tiếp cận dần dần, đầu tiên cần chứng nhận các nghề nghiệp và kỹ năng quan trọng. Để làm được việc này, Ban Thư ký ASEAN, với chuyên môn kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Tổ chức Lao động Quốc tế, sẽ đóng vai trò điều phối chính. Ban Thư ký có thể giúp đảm bảo rằng khung trình độ được chuẩn hóa từng bước để phù hợp với Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN đang được xây dựng. Hỗ trợ kỹ thuật

ở cấp khu vực cũng nên tập trung vào phát triển các mô hình tiêu chuẩn năng lực khu vực, ví dụ như các công cụ chuẩn phục vụ phát triển các nước thành viên ASEAN. Những nỗ lực hợp tác khu vực cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng ngành như xây dựng, du lịch, giúp bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như người lao động trong nước, đồng thời mở rộng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, giúp tạo điều kiện cho lao động di cư trong khu vực (Chương 6). Tăng cường quan hệ đối tác

Tất cả những nỗ lực để chuẩn bị tốt hơn cho lực lượng lao động của khối ASEAN sẽ hiệu quả hơn nếu dựa trên quan hệ đối tác mạnh mẽ với các nhà tuyển dụng và các tổ chức của người lao động. Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo giáo trình giảng dạy có tính thực tế và phù hợp với nhu cầu thị trường, nếu như chương trình đào tạo dựa trên đánh giá nhu cầu kỹ năng của phía doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng cũng có thể phát triển các chương trình thực tập bổ sung, thông qua đó những người trẻ tuổi có thể tiếp thu những kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc cụ thể để có thể thích nghi với quá trình chuyển tiếp từ trường học đến nơi làm việc. Về vấn đề này, Viện Giáo dục Kỹ thuật của Singapore đã áp dụng một mô hình hiệu quả thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư. Cơ cấu quản trị là phối hợp ba bên với sự tham gia chặt chẽ của ngành công nghiệp trong việc vạch kế hoạch chiến lược giúp tăng cường sự phù hợp của giáo trình giảng dạy và tích hợp chương trình học nghề chất lượng cao với bài học.

4Vư Vư ợt lê n c ác nấc th an g k ỹ n ăn g D. Lythe

Khung tham chiếu trình độ ASEAN nhằm cung cấp điểm tham chiếu chung khi ứng dụng sự đa dạng của hệ thống đào tạo và bằng cấp quốc gia, thúc đẩy chính sách quốc tế và bài học thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho lao động nhập cư thông qua công nhận kỹ năng một cách chung và công bằng. Tham khảo thêm tài liệu của: D. Lythe.

27

28 L. Song Seng: Chính sách quốc gia liên kết đào tạo giáo dục kỹ năng và dạy nghề với mở rộng phát

triển kinh tế: Bài học từ Singapore,Bài viết cho Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2012

(UNESCO, 2011); Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC): Nghiên cứu về Viện Giáo

dục Kỹ thuật Singapore(2010). 29 5 4 3 4 3 5 6

Biểu đồ 4-7 – Đầu tư tư nhân cho đào tạo nhân viên và mức độ dễ dàng trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề

Ghi chú:Mức độ dễ dàng trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề được xác định dựa trên những câu trả lời của giám đốc điều hành kinh doanh

với câu hỏi phỏng vấn: “Ở nước bạn, mức độ dễ dàng của việc các công ty tìm được lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của họ là như thế nào?”. Câu trả lời cho mức độ các công ty đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên dựa trên câu hỏi “Mức độ đầu tư của các công ty ở nước bạn cho đào tạo và phát triển nhân viên là như thế nào”. Câu trả lời cho cả 2 câu hỏi được đánh số từ 1 (thấp) tới 7 (cao).

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới: Khảo sát ý kiến người quản lý, 2013-2014 (Geneva, 2013); Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Báo cáo nguồn

nhân lực (Geneva, 2013).

Mức độ mà các công ty đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nhân viên (1=thấp; 7=cao)

M ức đ ộ dễ d àn g tro ng v iệc tì m k iếm la o độ ng c ó ta y ng hề (1 = th ấp ; 7 = ca o) Thái Lan Việt Nam Campuchia Lào Malaysia Singapore Indonesia Philippines 27 28 29

Dần dần, trong các nước thành viên ASEAN đã hình thành một xu hướng thiết lập và phát triển các cơ quan đầu ngành (hoặc hội đồng kỹ năng ngành) nhằm chính thức thu hẹp khoảng cách giữa cơ sở giáo dục và dạy nghề với thị trường lao động. Mục đích là để tạo ra một môi trường trong đó giới chủ sử dụng lao động tham gia nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn vào việc trau dồi các kỹ năng, thúc đẩy năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và thúc đẩy sự năng động của các ngành công nghiệp. Ví dụ như, tại Malaysia, 16 cơ quan đầu ngành công nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp đến dịch vụ tài chính, đã giúp xác định được các năng lực của các ngành nghề cụ thể cần thiết đối với các vị trí việc làm khác nhau. Đáng chú ý, Myanmar cũng có kế hoạch áp dụng phương pháp tương tự, ví dụ như thành lập hội đồng kỹ năng ngành như quy định trong Luật Phát triển Việc làm và Kỹ năng.

Hơn nữa, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ năng, làm tăng năng suất làm việc và hỗ trợ học tập suốt đời, tạo ra sự liên kết tích cực giữa tăng cường đầu tư của khu vực tư nhân vào công tác đào tạo nhân viên và gỡ bỏ các vướng mắc về kỹ năng (Biểu đồ 4-7). Hiệu quả của việc đầu tư vào đào tạo sẽ được tăng cường thông qua sự hợp tác chặt chẽ với tổ chức đại diện của người lao động nhằm xác định nhu cầu đào tạo tại nơi làm việc.

Kết luận

Triển vọng hội nhập khu vực sâu hơn là to lớn. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế sâu hơn có mang lại lợi ích cho cả hai giới hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển kỹ năng. Nếu chất lượng của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng cường và gắn liền với các mục tiêu phát triển quốc gia, ASEAN có thể trở thành một trung tâm sản xuất tầm khu vực với lượng nhân công có tay nghề, đổi mới và sáng tạo. Quan hệ đối tác mạnh mẽ với các tổ chức của chủ sử dụng lao động và các tổ chức của người lao động là hết sức quan trọng trong quá trình này - giúp đảm bảo sự phù hợp của chương trình giảng dạy, cải thiện hệ thống chương trình thực tập nghề và tăng cường đầu tư vào đào tạo ở cấp doanh nghiệp. Hợp tác khu vực cũng rất cần thiết để phát triển và chuẩn hóa các khung công nhận kỹ năng và để chia sẻ các thông lệ tốt nhất giúp thu hẹp mọi khoảng cách về kỹ năng. Khi người lao động đạt được trình độ kỹ năng cao hơn và có năng suất làm việc tốt hơn, họ phải nhận được mức lương cao hơn. Đây là chủ đề chính của chương sau.

4Vư Vư ợt lên cá c n ấc th an g kỹ n ăn g D. Lythe. 30 30

5Gắ Gắ n lư ơn g v ới n ăn g s uất lao độ ng

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 76)