Thực thi Tuyên bố Cebu về lao động di cư

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 109)

D. Nilomborirak và S Jitdumrong: “Đánh giá về tự do hóa khu vực dịch vụ trong ASEAN” trong S Basu Das (cb.): Thẻ điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Hiệu qủa hoạt động và nhận thức (Singapore,

Thực thi Tuyên bố Cebu về lao động di cư

Tuyên bố Cebu về lao động di cư kêu gọi cả nước gửi và tiếp nhận lao động cùng thúc đẩy “toàn bộ tiềm năng và phẩm giá của lao động di cư trong không khí tự do, bình đẳng, và ổn định” theo pháp luật trong nước (Điều 1). Ở nước tiếp nhận lao động, tuyên bố nhấn mạnh “bảo vệ việc làm, trả lương công bằng và phù hợp, tăng khả năng tiếp cận đầy đủ với điều kiện sống và làm việc bền vững cho lao động di cư” (Điều 8). Tuyên bố này cũng yêu cầu “các cơ quan hữu quan trong ASEAN [...] phải phát triển một công cụ ASEAN để bảo vệ và xúc tiến quyền của lao động di cư” qua đó giám sát tiến trình thông qua Hội nghị Bộ trưởng ASEAN thường niên (Điều 22).

Tuyên bố Cebu về Lao động di cư là một hiệp định cột mốc, dù không có tính ràng buộc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để thực thi tuyên bố này và thống nhất các chính sách của các nước theo nguyên tắc của Tuyên bố. Một chính sách thống

nhất và thiết thực về dịch chuyển lao động trong ASEAN – với cam kết của tất cả các nước thành viên – là yếu tố quyết định để có một AEC bền vững. Cũng cần hành động điều phối hướng tới giảm thiểu chi phí di cư (bao gồm cả chi phí tuyển dụng của chủ lao động) và chi phí chuyển tiền kiều hối, đồng thời đảm bảo những kênh di cư hợp pháp mà người lao động có thể tiếp cận, bên cạnh đó, những trách nhiệm và quyền lợi khác nhau gắn liền với lao động di cư cũng phải minh bạch, phổ biến và được hiểu rành mạch. Để đối phó với những rào cản về cung lao động, và để đáp ứng cầu lao động sản xuất, các nước tiếp nhận sẽ cần lao động di cư kỹ năng trung bình và thấp. Lao động trẻ từ các nước gửi lao động có thể nhận việc này miễn là có khung bằng cấp phù hợp và việc gia nhập thị trường lao động ở nước mới được tạo thuận lợi.

Nếu khu vực ASEAN muốn khai thác triệt để lợi ích của hội nhập qua AEC, và muốn chuyển thành một cơ sở sản xuất chung duy nhất, thì các nước thành viên cần phối hợp thông qua đối thoại liên tục về các nguồn lực và dịch chuyển lao động. Về việc này, nên quyết định thủ tục thực thi và có hiệu lực một cách minh bạch và theo một khung thời hạn nhất định.

Kết luận

Di cư nội khối đang tăng lên trong ASEAN do các nền kinh tế trong khu vực đang ngày càng hội nhập. Do chủ yếu bị chi phối bởi các yếu tố cơ cấu – bắt nguồn từ những khác biệt về nhân khẩu và kinh tế giữa các nước thành viên – nên dịch chuyển lao động có lẽ vẫn sẽ tiếp tục tăng sau năm 2015. Sự thịnh vượng của khu vực có tiếp tục và có được chia sẻ cho các nước thành viên hay không còn tùy thuộc vào việc xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn, bớt tốn kém và minh bạch hơn cho lao động di cư. Quản lý hiệu quả hơn đối với dịch chuyển lao động trong ASEAN sẽ giúp giải quyết nhu cầu thị trường lao động của các nước tiếp nhận đồng thời tạo cơ hội việc làm cho lao động di cư và mang lại những kỹ năng, ý tưởng và mạng liên kết mới để họ chuyển về quê hương.

Mặc dù AEC tạo điều kiện di chuyển tự do với một số nhóm ngành nghề cần kỹ năng cao, cách tiếp cận của AEC vẫn còn trái ngược rõ rệt với những thực tế hiện nay. Di cư lao động trong ASEAN chủ yếu vẫn là lao động tay nghề thấp và trung bình trong các ngành chế tạo máy, xây dựng, đánh cá, và giúp việc gia đình, và tình hình vẫn tiếp tục như vậy trong trung hạn. Công nhận thêm các ngành nghề khác trong các khuôn khổ đa phương sẽ tạo ra những kênh hiệu quả hơn cho lao động

6Nắ Nắ m bắ t n hữ ng lợ i íc h c ủa vi ệc di ch uy ển la o đ ộn g

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 109)