M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).
G. Betcherman: Nghiên cứu chuyên đề: Các thể chế thị trường lao động (Washington DC, Ngân hàng Thế giới, 2012).
Thế giới, 2012).
15
15
Biểu đồ 5-11 – Tăng lương tối thiểu thực tế, so sánh với năng suất lao động và tiền lương bình quân thực tế tại Thái Lan, 1995 - 2013 (năm 1995 = 100)
tăng, sức chi tiêu của họ cũng tăng. Người lao động có thể mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, tạo ra nhu cầu về các sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất.
Phù hợp với luận điểm này, chính sách tiền lương tối thiểu mới của Malaysia có mục đích rõ ràng là kích cầu trong nước . Hạn chế của các thị trường xuất khẩu truyền thống làm cho các nền kinh tế ASEAN phải tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới - và nhu cầu nội địa là một trong những yếu tố quan trọng. Khi tiền lương tăng, người lao động sẽ muốn chi tiêu. Các nhà sản xuất trong khu vực có được lợi thế lớn nhất để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn 600 triệu khách hàng thuộc khu vực ASEAN cùng với khát vọng gia tăng tầng lớp trung lưu của khu vực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra tiềm năng của thị trường ASEAN. Trước đây, họ đầu tư vào khu vực này để tận dụng nhân công giá rẻ, nhưng bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang ngày
càng phân bổ đầu tư trên cơ sở các cơ hội thị trường. Thật vậy, các chi nhánh của các công ty đa quốc gia từ Nhật Bản và Mỹ đã hiện diện trong các nước thành viên ASEAN chủ yếu cung ứng cho các thị trường địa phương, sau đó là thị trường nước nhà, chứ không phải là thị trường toàn cầu.
Mô hình cũng cho thấy vai trò ngày càng tăng của tiêu dùng đối với tổng cầu, và do đó là tăng trưởng. Việc mở rộng thương mại theo kịch bản AEC giúp các quốc gia chuyên môn hóa các ngành thế mạnh và vì vậy làm tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu và tăng năng suất lao động (xem Chương 3). Tuy nhiên, thương mại sẽ không tác động nhiều đến tổng cầu - tăng xuất khẩu (tăng nhu cầu cuối cùng) phần lớn bị khấu trừ bởi nhập khẩu tăng. Do đó, theo kịch bản AEC, không ngạc nhiên khi xuất khẩu ròng đóng góp vào tăng trưởng GDP ít hơn rất nhiều so với đầu tư bổ sung, và đặc biệt là tiêu dùng (Biểu đồ 5-13).
5Gắ Gắ n lươ ng vớ i n ăn g su ất lao đ ộn g 0% 10% 20% 30% 4 0% 50% 60% 70% 80% 90% 100 %
Hình 5-12 – Những phản ứng của doanh nghiệp đối với mức tăng lương tối thiểu 10%, 2013 (Đơn vị tính: %)
Ghi chú:Người tham gia phỏng vấn được hỏi là: ”Trong trường hợp mức lương tối thiểu ở đất nước bạn tăng lên 10%, mức độ sẵn sàng mà các doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp dưới đây là như thế nào?”
Nguồn:ILO: Khảo sát giới sử dụng lao động ASEAN về kỹ năng và sức cạnh tranh (2013).
Có khả năng cao Có khả năng Không có khả năng Hiếm có khả năng
Cải tiến công nghệ và/hoặc đầu tư cho máy móc hiện đại Cải thiện hiệu quả thông qua tái tổ chức quy trình sản xuất và làm việc Áp dụng mức giá cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ Ngừng hoạt động kinh doanh Đầu tư vào đào tạo kỹ năng cho lao động để làm việc hiệu quả hơn Cố gắng tăng cường đầu ra với cùng một số
lượng lao động Cố gắng duy trì mức sản
lượng đầu ra như cũ nhưng với số lao động ít Di chuyển tới tỉnh thành hoặc khu vực khác trong
cùng đất nước Không làm gì cả và tiếp
tục hoạt động kinh doanh như trước
Bộ Nguồn nhân lực: Báo cáo năm 2012(Putrajaya, 2013)
Năm 2013, khoảng 35,1% lao động làm công ăn lương tại khu vực Đông Nam Á-Thái Bình Dương (về cơ bản trùng với khu vực ASEAN) được xếp hạng “trung lưu” dựa trên tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình đạt mức từ 4 USD. Ước tính, nhóm lao động này sẽ tăng lên đến 44,3%
vào năm 2017. Tham khảo thêm tài liệu của S. Kapsos và E. Bourmpoula: Việc làm và tầng lớp kinh
tế tại các nước đang phát triển(Geneva, ILO, 2013), trang 47.
16
17 S. Thomsen, M. Otsuka và B. Lee: Vai trò ngày gia tăng của Đông Nam Á trong các dòng chảy FDItoàn cầu (Paris, Viện Quan hệ Quốc t ế Pháp, 2011).
18
16
17
5Gắ Gắ n lư ơn g v ới n ăn g s uất lao độ ng -5% 0% 5% 10% 15% 20%
Biểu đồ 5-13 – Đóng góp vào tăng trưởng GDP gia tăng so sánh giữa kịch bản AEC và kịch bản cơ sở, năm 2025 (% của GDP tham chiếu)
Ghi chú:Biểu đồ trên cho thấy kết quả mô hình đối với tác động biên của AEC đến cơ cấu GDP năm 2025, so sánh với kịch bản tham chiếu không có hội nhập khu vực sâu rộng. Tất cả số liệu được cung cấp là phần trăm GDP vào năm 2025 theo kịch bản tham chiếu.
Nguồn: ILO ước tính dựa trên M. Plummer, P. Petri và F. Zhai Kết luận
Như chương này đã lập luận, hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong khuôn khổ AEC tạo ra cơ hội để các nước thành viên ASEAN chuyển đổi từ nền kinh tế có mức lương thấp sang nền kinh tế có năng suất cao. Thay đổi cơ cấu nhanh chóng như vậy không tự nhiên mà có. Người lao động trong các ngành thu hẹp sản xuất sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và không có kỹ năng phù hợp cho các ngành mới. Quá trình chuyển đổi vì vậy cần đi kèm với các cơ chế an sinh xã hội đầy đủ - cùng với chính sách giáo dục và đào tạo kỹ năng cần thiết để trang bị cho người lao động nắm bắt cơ hội mới.
Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất lao động mở ra tiềm năng lớn cho thịnh vượng chung trong khu vực ASEAN. Theo Kế hoạch AEC, ASEAN mong muốn trở thành một khu vực phát triển kinh tế công bằng và có tính cạnh tranh cao. Tăng năng suất là điều kiện cần tiên quyết để thực hiện tham vọng này, nhưng không đảm bảo thịnh vượng chung. Có đạt được thịnh vượng chung hay không còn tùy thuộc vào việc liệu người lao động có được tăng thu nhập và tiền lương nhờ những lợi ích của hội nhập kinh tế sâu rộng, một cơ chế chuyển đổi mấu chốt mà qua đó lợi ích của phát triển kinh tế được phân bố rộng. Kinh nghiệm lịch sử của ASEAN và các khu vực khác cho thấy tăng trưởng tiền lương thường không đạt được mức tiềm năng khi thiếu các thiết chế mạnh mẽ. Ngoài ra, có nguy cơ là hội nhập kinh tế sẽ làm gia tăng xu hướng bất bình đẳng. Khi các doanh nghiệp phải
cạnh tranh quyết liệt hơn để thu hút nhân tài khan hiếm, lao động có tay nghề cao có được vị thế thuận lợi nhất để tăng lương - và lao động có tay nghề thấp có nguy cơ bị tụt hậu.
Do đó, điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN thiết lập các thiết chế xác lập tiền lương hiệu quả. Khi được thiết kế và vận hành đúng cách, lương tối thiểu theo luật định có thể giúp kìm hãm gia tăng bất bình đẳng và đảm bảo người lao động hưởng lương thấp cũng được hưởng lợi công bằng từ thành quả của phát triển. Tuy nhiên, trong việc xác lập mức lương cho lao động có kỹ năng, các chính phủ nên lùi bước và thay vào đó tạo điều kiện cho thương lượng tập thể giữa các bên có liên quan – người sử dụng lao động và người lao động.
Trong khi các doanh nghiệp sẽ phải ứng phó với tiền lương tăng bằng cách đầu tư mạnh vào công nghệ và đào tạo kỹ năng, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu đi kèm với sức mua tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã định hướng tới việc nắm bắt lợi thế từ thị trường với 600 triệu người tiêu dùng thuộc khu vực ASEAN. Người lao động trong khu vực ASEAN cũng có thể tìm kiếm cơ hội để phát huy kỹ năng của họ bằng cách di cư sang các nước khác trong khu vực. Di cư lao động trong khu vực là chủ đề của chương tiếp theo.
Sự chi tiêu Đầu tư Xuất khẩu ròng
Campuchia Indonesia Lào Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam ASEAN Các nước ASEAN khác
Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Singapore, tháng 12/2007.
19
6Nắ Nắ m bắ t nh ữn g lợ i ích củ a v iệc d i ch uyể n la o đ ộng