Đảm bảo những lợi ích kinh tế thu được sẽ mang lại sự thịnh vượng chung.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 114)

D. Nilomborirak và S Jitdumrong: “Đánh giá về tự do hóa khu vực dịch vụ trong ASEAN” trong S Basu Das (cb.): Thẻ điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Hiệu qủa hoạt động và nhận thức (Singapore,

B. Đảm bảo những lợi ích kinh tế thu được sẽ mang lại sự thịnh vượng chung.

mang lại sự thịnh vượng chung.

AEC có tiềm năng mang lại kết quả cao hơn về sản lượng, thương mại, việc làm và năng suất. Nhưng để đạt được tăng trưởng cân bằng và bao quát rộng thì cần những chính sách và thể chế thị trường lao động phù hợp.

Tăng cường kết nối năng suất – tiền lương – Nếu người lao động có thể được lợi từ tăng trưởng, thì tiêu dùng của hộ gia đình sẽ tăng và đẩy cầu trong nước và khu vực tăng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao phủ rộng. Để đạt được điều này cần có các thể chế lương tối thiểu hiệu quả nhằm hỗ trợ những người ở đáy phân phối tiền lương, và cần cơ chế đàm phán chung hiệu quả hơn – như vậy cũng có thể giảm thiểu xung đột công nghiệp. Liên kết tăng trưởng lương với tăng trưởng năng suất sẽ đảm bảo rằng người lao động được chia sẻ thành quả của tính năng động kinh tế trong ASEAN.

Cải thiện cơ hội có được việc làm chất lượng

hơn– Những sáng kiến phát triển kỹ năng nên

trang bị và chứng nhận cho người lao động, nhất là nam và nữ thanh niên có được những kỹ năng mà chủ lao động cần, đặc biệt là trong những ngành và vị trí có năng suất cao và tăng

trưởng cao. Như thế sẽ tạo thành các nấc thang để tiến lên những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn kèm theo lương và điều kiện làm việc tốt hơn, đồng thời giúp quá trình chuyển đổi từ trường học đến nơi làm việc của người trẻ tuổi trở nên dễ dàng hơn.

Xúc tiến bình đẳng giới – Nếu không có hành động chính sách phù hợp, thì tạo việc làm trong AEC sẽ làm giãn rộng khoảng cách giới hiện nay trong việc tham gia vào lực lượng lao động và tiếp cận với công việc chất lượng – làm gia tăng bất lợi mà nữ giới phải đối mặt. Các nước thành viên ASEAN ngày càng nhận thấy rằng việc tận dụng những nguồn nhân lực sẵn có là một lựa chọn kinh tế thông minh. Do đó họ nhất thiết phải giải quyết vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ trên thị trường lao động. Cần có cam kết chính sách quyết liệt hơn cùng những biện pháp thực tế dựa vào phân tích dữ liệu theo giới. Việc này nhằm giảm thiểu chênh lệch giới và xúc tiến bình đẳng giới trên nhiều khía cạnh khác nhau – việc làm, giáo dục và đào tạo, tiền lương và di cư.

Bảo vệ lao động di cư – Hiệp định Khung Đa phương ASEAN về Di cư có thể đưa ra một số chỉ dẫn về chính sách di cư, nhưng các cơ chế chủ yếu để tạo điều kiện cho di cư lao động thì lại dựa vào những thỏa thuận song phương. Cần đơn giản hóa và tăng cường những cơ chế này để đảm bảo lao động di cư được bảo vệ và đối xử công bằng. Một phần lớn nữ giới di cư trong ASEAN chủ yếu là để đi làm giúp việc gia đình, do đó điều quan trọng là các chính phủ cần thông qua Công ước về lao động giúp việc gia đình của ILO, 2011 (Số 189), và nới rộng những quyền và biện pháp bảo vệ cần thiết. Đồng thời cần thực thi luật lao động trên nguyên tắc đối xử công bằng với lao động di cư. Như vậy sẽ giảm được tình trạng phân nhánh thị trường lao động và giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ nước ngoài, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 114)