Sản xuất và thương mạ

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 118)

C. Tăng cường hợp tác khu vực

1. Sản xuất và thương mạ

Nông nghiệp, khai thác mỏ và các dịch vụ chính phủ là những ngành được coi là cho thấy sự cạnh tranh hoàn hảo. Trong mỗi ngành, một công ty đại diện sử dụng công nghệ với hiệu suất không đổi theo quy mô. Hoạt động thương mại được đưa vào mô hình sử dụng giả thuyết của Armington về cầu nhập khẩu. Các dịch vụ chế tạo và dịch vụ tư nhân có đặc trưng cạnh tranh độc quyền, và cơ cấu sản xuất và thương mại của chúng tuân theo cách tiếp cận có ảnh hưởng lớn của Melitz. Mỗi ngành cạnh tranh độc quyền bao gồm một dải liên tục các công ty được phân biệt bằng sự đa dạng sản phẩm và năng suất của họ. Công ty chịu chi phí sản xuất cố định, do đó mang lại lợi nhuận trên

quy mô tăng dần. Các hoạt động xuất khẩu cũng có chi phí cố định và chi phí biến thiên. Về mặt cầu, các công ty có xu hướng tiêu dùng Dixit-Stiglitz đối với dải liên tục gồm nhiều chủng loại khác nhau. Do mỗi công ty là một nhà độc quyền cho chủng loại mà họ sản xuất, nên họ ấn định giá cho sản phẩm của mình bằng một khoảng cộng thêm cố định so với chi phí cận biên. Một công ty gia nhập thị trường nội địa hay xuất khẩu khi và chỉ khi lợi nhuận ròng từ doanh thu bán hàng đó đủ để trang trải chi phí cố định. Điều kiện lợi nhuận giới hạn bằng 0 xác định ngưỡng năng suất cho một công ty gia nhập thị trường nội địa và xuất khẩu, và đổi lại nó quyết định sự phân bổ cân bằng của các công ty không xuất khẩu và công ty xuất khẩu, cũng như năng suất bình quân của họ. Thông thường, việc kết hợp chi phí xuất khẩu cố định và chi phí xuất khẩu biến thiên (tảng băng) đảm bảo rằng ngưỡng năng suất xuất khẩu luôn cao hơn ngưỡng sản xuất cho thị trường nội địa, do đó chỉ có một phần công ty có năng suất cao hơn mới xuất khẩu. Những công ty này cung cấp cho cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Số công ty trong khu vực độc quyền được giả thuyết là cố định.

Công nghệ sản xuất trong mỗi ngành được xây dựng mô hình bằng cách sử dụng các hàm sản xuất với độ co giãn thay thế không đổi (CES). Ở cấp cao nhất, sản lượng được sản xuất trên cơ sở kết hợp tổng tiêu dùng trung gian với sản phẩm phi năng lượng và các sản phẩm giá trị gia tăng. Ở cấp thứ hai, tổng tiêu dùng trung gian phi năng lượng được phân tách theo từng loại hàng hóa theo công nghệ Leontief. Các sản phẩm giá trị gia tăng được hình thành bởi vốn – đất đai – năng lượng và tổng lao động. Vốn – đất đai – năng lượng lại được tách tiếp thành vốn – đất đai và tổng năng lượng. Cuối cùng, ở cấp thấp nhất, tổng lao động được tách thành lao động giản đơn và lao động có kỹ năng, và vốn – đất đai được tách thành vốn và đất đai (đối với khu vực nông nghiệp) hoặc tài nguyên thiên nhiên (đối với lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng). Hàng hóa năng lượng tổng hợp cuối cùng được tách thành những hợp phần nhiên liệu khác nhau (ví dụ như than đá, dầu mỏ, và khí gas) ở những lĩnh vực tương ứng. Ở mỗi cấp sản xuất có một hàm chi phí đối ngẫu với hàm tổng CES và các hàm cầu đối với những đầu vào tương ứng. Hàm chi phí đơn vị cấp cao nhất xác định chi phí cận biên của sản lượng từng ngành. Ph ụ lụ c A : M ô h ình CG E Phụ lục Phụ lục A: Mô hình CGE

Phụ lục này dựa trên M. Plummer, tr. Petri và F. Zhai: Đánh giá tác động của hội nhập ASEAN đối

với thị trường lao động, báo cáo đầu vào cho Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới

thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn(Bangkok, ILO).

D. van der Mensbrugghe: LINKAGE: Tài liệu tham khảo kĩ thuật phiên bản 6.0 (Washington, DC,Ngân hàng Thế giới, 2005); F. Zhai: “Amington gặp gỡ Melitz: đưa tính khác thể của doanh nghiệp Ngân hàng Thế giới, 2005); F. Zhai: “Amington gặp gỡ Melitz: đưa tính khác thể của doanh nghiệp vào mô hình CGE toàn cầu về thương mại”, tạp chí Hội nhập Kinh tế, 2008, Số 23, số 1, tháng 9, trang 575-604.

Xem ví dụ ở J.B. Shoven và J. Whalley: Áp dụng cân bằng chung (Cambridge, Cambridge University

Press, 1992); T. Hertel: Phân tích thương mại toàn cầu: Mô hình hóa và áp dụng(New York,

Cambridge University Press, 1997).

M. Melitz:Tác động của thương mại đối với tái phân phối nội ngành và tổng năng suất ngànhtrong

Kinh tế lượng (2003, Số 71, Số 6), trang 1695-1725. 1 2 3 4 1 2 3 4

Cơ sở dữ liệu khảo sát lực lượng lao động có ở sáu nước thành viên ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), ở cấp cơ cấu sản xuất thứ hai, chùm giá trị gia tăng được tách thành tổng lao động ít kỹ năng, và vốn – đất đai – năng lượng. Vốn được tách thành các hợp phần vốn con người (hay lao động có kỹ năng) và vốn vật chất, và tổng lao động ít kỹ năng gồm lao động giản đơn và lao động bán giản đơn.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 118)