Những nguyên nhân mang tính cơ cấu của di cư lao động

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 100)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Những nguyên nhân mang tính cơ cấu của di cư lao động

của di cư lao động

Thay đổi trong các hình thức di cư trong ASEAN phần lớn bị chi phối bởi các nhân tố cơ cấu. Một là nhân khẩu học. Ở những nước là điểm đến, yếu tố nhân khẩu quan trọng nhất chính là dân số đang già đi, có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động. Mặt khác, một số nước phái cử lại có dân số trẻ ngày

càng tăng, có thể tạo ra nhiều áp lực lên khả năng tạo việc làm, gây ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Hơn nữa, tăng trưởng lực lượng lao động được dự báo sẽ giảm ở mỗi nước thành viên trong giai đoạn 2010 - 2015 và thậm chí đến mức âm ở Thái Lan sau năm 2012 (Biểu đồ 6-6). Trong khi lực lượng lao động ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Philippines sẽ duy trì tăng trưởng tương đối mạnh cho đến năm 2025, thì

6Nắ Nắ m bắ t nh ữn g lợ i ích củ a v iệc di c hu yển lao độ ng

Hộp 6-1 – Indonesia: Gia tăng việc làm trong khu vực chính thức cho người lao động di cư nữ

Indonesia là nước lớn thứ hai trong ASEAN gửi lao động di cư. Năm 2013, quốc gia này có khoảng 3 triệu kiều dân sống ở nước ngoài, gần một nửa trong số họ là nữ. Trong giai đoạn 2006 – 2009, mỗi năm có khoảng hơn nửa triệu phụ nữ đăng ký làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 80% trong tổng số dòng lao động ra nước ngoài (Biểu đồ Hộp 6-1).

Tuy nhiên, từ năm 2009, tình hình đã có sự thay đổi và tỉ lệ nữ di cư đã giảm do chính phủ bắt đầu giữ vai trò tích cực hơn trong việc kiểm định chất lượng thay cho lao động di cư Indonesia. Một trong những hành động đã thực hiện là ngưng gửi lao động di cư không có hợp đồng lao động chính thức với chủ lao động có đăng ký, và đưa ra thêm các điều khoản bảo vệ lao động di

cư giúp việc gia đình. Chính phủ cũng xây dựng các quy định liên quan đến phạm vi công việc của lao động giúp việc gia đình để xác định và trả công chính xác hơn cho những nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. Trong giai đoạn 2010 – 2013, Chính phủ đã giảm tỉ lệ lao động làm việc ở nước ngoài không có hợp đồng chính thức từ 73% xuống còn 44%. Năm 2014, Chính phủ đặt mục tiêu ít nhất 50% số lao động di cư được làm việc trong khu vực chính thức và sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo, đánh giá năng lực và cấp chứng nhận kỹ năng để hỗ trợ mục tiêu này. Còn nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lao động di cư là nữ liên quan đến việc điều tiết các dịch vụ môi giới và khả năng giải quyết khiếu nại – đặc biệt là cho lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Điều này đòi hỏi sự điều phối tốt hơn giữa các nước và cần có các dịch vụ tương tác tốt hơn. 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 . 0 60 000 120 000 180 000 240 000 300 000 360 000 420 000 480 000 540 000 600 000 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn: Cơ quan Quốc gia về Giới thiệu Việc làm và Bảo vệ Người Lao động Indonesia.

Biểu đồ Hộp 6-1 – Dòng lao động từ Indonesia tới các quốc gia khác phân theo giới tính, 2006 - 2013

Nam (trục đơn vị trái) Nữ (trục đơn vị trái) Tỷ lệ % của giới tính nữ trên tổng số (trục đơn vị phải)

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 100)