Basu Das và cộng sự (cb.): Cộng đồng kinh tế ASEAN: Công tác đang tiến triển (Singapore, NXB ISEAS, 2013).

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 101)

D. Nilomborirak và S Jitdumrong: “Đánh giá về tự do hóa khu vực dịch vụ trong ASEAN” trong S Basu Das (cb.): Thẻ điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Hiệu qủa hoạt động và nhận thức (Singapore,

S. Basu Das và cộng sự (cb.): Cộng đồng kinh tế ASEAN: Công tác đang tiến triển (Singapore, NXB ISEAS, 2013).

S. Basu Das và cộng sự (cb.): Cộng đồng kinh tế ASEAN: Công tác đang tiến triển(Singapore, NXBISEAS, 2013). ISEAS, 2013).

6

7

những vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc quân nhân phải do công dân của họ đảm nhận và rõ ràng loại trừ nhân lực nhập cư khỏi những vị trí này. Thứ ba, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo nên những rào cản

thực tế đối với dịch chuyển lao động, vượt quá bất kỳ điều khoản nào mà luật định có thể đặt ra. Cuối cùng, các đàm phán MRA cho đến nay nhìn chung vẫn được tiến thành song phương và hầu hết còn tồn tại những kẽ hở đối với việc thực hiện.

6Nắ Nắ m bắ t nh ữn g lợ i ích củ a v iệc di c hu yển lao độ ng

Hộp 6-2 – Dịch chuyển lao động theo các hiệp định hội nhập khu vực

Một số hiệp định hội nhập khu vực đã đặt ra những điều khoản khác nhau để thúc đẩy dịch chuyển các loại lao động khác nhau. Ví dụ như một số trường hợp dưới đây như bảng so sánh cho các điều khoản hiện thời được đưa ra trong khuôn khổ AEC.

CARICOM – Nền kinh tế và thị trường chung của cộng đồng Caribê năm 2006 giữa 15 nước thành viên Caribê và các quốc gia phụ thuộc, bao gồm dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp và lao động có kỹ năng được cấp phép trong 6 danh mục: người tốt nghiệp các trường đại học được công nhận, nhạc sĩ, nghệ sĩ, vận động viên thể thao, lao động làm trong lĩnh vực truyền thông và giúp việc gia đình (được thêm vào năm 2010). Hiệp định này bao gồm các điều khoản về một Khung bằng cấp trong khu vực, làm cơ sở cho Chứng chỉ công nhận kỹ năng CARICOM, khả năng chuyển đổi của an sinh xã hội đối với lao động trả lương và danh mục đăng ký những nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu tự trả lương, cũng như một hiệp định về an sinh xã hội khu vực.

ECOWAS– Nghị định thư Thị trường chung 2010 của Cộng đồng kinh tế các Nhà nước Tây Phi (Điều 10) bao gồm một Nghị định thư về Di chuyển tự do với thể nhân. Ngày 7 tháng 12 năm 2012, ECOWAS đã áp dụng Hiệp ước chung về An sinh xã hội và đạt được một cột mốc mới trong việc thực hiện các nghị định thư về dịch chuyển tự do trong khu vực. Trong đó cũng áp dụng 2 kế hoạch hành động – một là xúc tiến việc làm cho giới trẻ và còn lại là kế hoạch chống lao động trẻ em – đồng thời có một hiệp ước bổ sung đề xuất một bên thứ ba, Diễn đàn Đối thoại Xã hội ECOWAS.

Liên minh Châu âu (EU)– Sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, vốn, nhân công và dịch vụ làm nên những nguyên lý của Cộng đồng kinh tế Châu âu năm 1957, bao gồm cả sự dịch chuyển tự do (ngay từ thời đó) của người lao động và những người tìm kiếm việc làm giữa sáu quốc gia thành viên sáng lập (Hiệp ước Rome, Điều 48 – 51). Ngày nay, EU có 28 thành viên, công dân của các nước này được quyền đối xử bình đẳng trong tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc và tất cả những lợi thế xã hội và thuế khóa khác. Những người làm việc ở nước ngoài trong 5 năm liên tục cũng tự động được nhập cư. EU tiến tới hài hòa hóa các

điều khoản và chính sách lao động, cho phép “các nước thành viên có quyền tự do đáng kể trong lĩnh vực chính sách xã hội, đồng thời hướng tới ngăn chặn những gì được cho là có tác động gây hại của “cuộc đua tới đáy”.

Mercosur – Từ năm 1991, Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay – sau có thêm Venezuela – Mercosur đặt mục tiêu thương mại tự do đối với hàng hóa và dịch vụ và dịch chuyển tự do đối với các nhân tố sản xuất. Tuyên bố Xã hội và Lao động Mercosur 1998 đảm bảo những quyền cơ bản cho tất cả người lao động trong khu vực, bao gồm cả lao động di cư. Hiệp định di chuyển và định cư tự do cho dân của các nước thành viên cho phép người dân của các nước ký kết có quyền định cư và làm việc tại các nước thành viên của Mercosur cũng như Bolivia và Chile.

NAFTA– Thành lập năm 1994, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ đặt mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư giữa Mỹ và hai đối tác lớn của nước này đó là Canada và Mexico. Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch chuyển lao động bằng cách cho phép tạm thời nhập cư đối với doanh nhân, thương nhân, nhà đầu tư, những người được luân chuyển của các công ty đa quốc gia, và những chuyên gia có bằng cấp cao đã xin được việc trong hơn 70 ngành nghề khác nhau. Nhóm cuối cùng có thể di cư bằng thị thực Thương mại NAFTA có giá trị tới 3 năm trên cơ sở công nhận chung về kỹ năng và bằng cấp.

SADC – Cộng đồng Phát triển Nam Phi gồm 15

nước hướng tới xúc tiến hợp tác khu vực, bên cạnh những hoạt động khác, qua dịch chuyển lao động và sinh viên, trong đó tập trung đạt được hiệp định di cư bằng cách hài hòa hóa những chính sách kinh tế, xã hội và pháp lý (bao gồm cả hài hòa hóa hệ thống kỹ năng). Hiến chương SADC đặt ra một khung khổ hợp tác khu vực trong việc thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động, thiết lập và hài hòa hóa các tiêu chuẩn an sinh xã hội, các tiêu chuẩn y tế và an toàn tại nơi làm việc, và hài hòa luật lao động.

1

2

Những hạn chế rõ ràng áp dụng trong trường hợp những việc làm nhất định trong khu vực công được coi là nhạy cảm trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia và trong trường hợp là thành viên mới nhất của EU (nhưng chỉ được áp dụng trong thời hạn tối đa 7 năm). C. Barnard và S. Deakin: Sự hài hòa hóa tích cực và tiêu cực của luật lao động trong Liên minh Châu Âu, đăng trên Tạp chí Luật Châu Âu của Columbia Journal of European Law (2002, số 8), tr. 389.

1

1

1

Bảy trong số những ngành nghề hiện đã được đề cập trong các MRA gộp lại cũng chỉ chiếm khoảng 0,3% đến 1,4% trong tổng số việc làm tại các nước thành viên (Bảng 6-1) (ngành nghề thứ tám MRA đề cập đến là nghề du lịch, nhưng lại không hề có danh mục vị trí nghề nghiệp để có thể tính toán được tỉ lệ tương ứng). Do đó, các ngành nghề này chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng số việc làm ở ASEAN. Trong thời gian tới, cần xem xét AEC sẽ đóng góp thêm vào việc di chuyển lao động tay nghề cao vốn đã diễn ra trong khuôn khổ song phương như thế nào. Cùng lắm, AEC có thể tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn được đăng ký hay cấp phép tại các nước tham gia ký kết để được công nhận tại những nước ký kết khác. Tuy nhiên, những đối tượng nào thực sự được phép di cư để làm việc thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí chính trị, cung và cầu thị trường tại các nước thành viên. Quyền nhập cư, chính sách thị thực, chính sách di cư ra nước ngoài của nước sở tại, chính sách tuyển dụng và những ưu tiên của chủ sử dụng lao động ở khu vực tư nhân có lẽ sẽ lấn át những thay đổi đối với di chuyển lao động mà AEC có thể mang lại.

Do đó, tác động của các điều khoản AEC về dịch chuyển lao động có thể sẽ rất hạn chế trong ngắn hạn. Sự di chuyển của lao động tay nghề thấp AEC không giải quyết vấn đề di chuyển lao động tay nghề thấp. Một biện minh đôi khi được đưa ra đó là hội nhập kinh tế sâu hơn cuối cùng sẽ mang lại nền sản xuất hiệu quả hơn ở tất cả các nước và sẽ dẫn đến tiền lương tương đồng, do đó, sẽ loại bỏ động cơ chủ chốt thôi thúc di cư. Tuy nhiên, “sự cân

bằng hóa về giá yếu tố sản xuất” này giữa các đối tác thương mại lại hiếm khi được thấy trên thực tế và vì vậy không có khả năng xảy ra trong ASEAN ở bất cứ một mức độ đáng kể nào.

Hội nhập kinh tế có thể góp phần tạo nên sự tập trung hơn vào hoạt động kinh tế ở một số nước phát triển hơn, do đó có khả năng bước đầu làm gia tăng những chênh lệch trong khu vực. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với nhân lực tay nghề thấp ở những ngành cụ thể và tạo nên một “điểm gù di cư” tạm thời. Các trục di cư ở ASEAN như Malaysia, Singapore, và Thái Lan do đó có thể sớm được lợi từ thương mại tự do hơn nhờ thuê được nhiều lao động di cư hơn. Thương mại và di cư vì thế có thể sẽ bổ trợ cho nhau ở những nước này và có thể cùng tăng trong ngắn hạn.

Dù có AEC hay không, các luồng di cư lao động trình độ thấp có thể vẫn tiếp tục tăng trong ngắn và trung hạn vì các nhân tố nhân khẩu học và những chênh lệch kinh tế đang tồn tại. Ở Thái Lan chẳng hạn, lực lượng lao động dự kiến sẽ giảm vào năm 2025 và nhu cầu lao động tay nghề thấp và trung bình sẽ tăng. Sẽ cần có lao động di cư để duy trì sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (xem Hộp 6-3). Điều này đòi hỏi một chiến lược quản lý di cư và bảo vệ lao động di cư bằng cách giúp họ tăng cường khả năng tiếp cận các kênh di cư chính thống, chính sách rõ ràng để khuyến khích lao động di cư sử dụng các kênh đó, đồng thời đảm bảo chống lại việc bóc lột sức lao động của lao động di cư cũng như tình trạng buôn người.

6Nắ Nắ m bắ t n hữ ng lợ i íc h c ủa vi ệc di ch uy ển la o đ ộn g 70,1 45,5 24,7 1,0 1,2 0,7 355,3 203,9 151,5 0,3 0,3 0,4 37,8 21,2 16,6 1,3 1,4 1,1 454,5 209,5 245,0 1,2 0,9 1,7 295,0 124,6 170,4 0,8 0,6 1,0 735,7 345,2 390,5 1,4 1,3 1,6 Campuchia (2012) Lào (2010) Việt Nam(2012) Indonesia (2010) Philippines (2011) Thái Lan (2010) Số lao động trong 7 ngành nghề (nghìn) Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tỷ lệ lao động các ngành nghề trong tổng lao động (%)

Ghi chú: Các số liệu phân theo giới tính khi cộng lại không bằng số liệu “Tổng” do đã được làm tròn; 7 nghề được xem xét ở đây gồm có: kế toán, kỹ sư, nha sĩ, kiến trúc sư, bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh và điều tra viên.

Nguồn:ILO ước tính dựa trên các nguồn tài liệu quốc gia chính thức.

Bảng 6-1 – Số lao động trong 7 ngành nghề theo ASEAN MRA, trong nhiều năm

9

10ADB: P.A. Samuelson: "Thương mại quốc tế và sự cân bằng yếu tố sản xuất – giá cả ", Tạp chí Kinh tếGiám sát hội nhập kinh tế châu Á (Manila, 2013).

(1948, Số 58), tr. 163-184.

11

12

13

B.O. Hansen, và H. Keiding: Cân bằng yếu tố sản xuất – giá cả sẽ như thế nào?, Tài liệu thảo luận Số 08 – 10 Đại học Copenhagen (Copenhagen, 2008).

P. Krugman: “Lợi nhuận gia tăng và địa lý kinh tế””, Tạp chí Kinh tế chính trị (1991, Số 99), tr.483-499; T. Venables và R.E. Baldwin: “Hội nhập kinh tế khu vực” trong G.M. Grossmann và K. 483-499; T. Venables và R.E. Baldwin: “Hội nhập kinh tế khu vực” trong G.M. Grossmann và K. Rogoff (cb.): Cẩm nang kinh tế quốc tế(Amsterdam, Elsevier, 1995); P. Martin: “Thương mại và di cư: NAFTA và nông nghiệp”, trong Phân tích chính sách kinh tế quốc tế(1993, Số 38). Thương mại có thể tạm thời làm gia tăng di cư khi những khác biệt công nghệ và hạ tầng giữa hai đối tác thương mại khiến nước kém cạnh tranh sử dụng nhiều lao động trong sản xuất và nước cạnh tranh tốt hơn sử dụng nhiều vốn trong sản xuất. Xem P. Martin và M. Abella: Nắm bắt lợi ích kinh tế và xã hội của dịch chuyển lao động: ASEAN 2015, báo cáo đầu vào cho Cộng đồng ASEAN 2015: quản lý hội nhập hướng tới sự thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn (Bangkok, ILO).

9

10

11

12

Theo thời gian, việc hình thành các thỏa thuận công nhận kỹ năng lẫn nhau đối với những ngành nghề cần kỹ năng trung bình trong ASEAN – bao gồm công nhân xây dựng, dệt may, ngư dân, và lao động trong nhà máy – có thể tạo nên một kênh dễ quản lý, minh bạch, và an toàn hơn cho lao động di cư. Những khuôn khổ này có thể giúp hợp thức hóa và điều tiết nhiều trường hợp di cư vốn đang diễn ra trong ASEAN cũng như qua đó thúc đẩy năng lực của người lao động. Một công cụ liên quan khác cũng có thể được thực hiện qua AQRF hoặc qua các MRA riêng lẻ. Những khuôn khổ đó sẽ giúp giải quyết vấn đề dịch chuyển lao động vốn đang diễn ra trong ASEAN – theo cách mà hiện AEC hầu như không làm được – đồng thời thúc đẩy mô hình bền vững hơn để quản lý di chuyển lao động và hỗ trợ giải quyết những nhu cầu trong tương lai có liên quan đến những khác biệt về nhân khẩu và kinh tế giữa các nước thành viên như đã thảo luận ở trên.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 101)