C. Thamparipattra, đã tríc hở trên.
ASEAN+ và các hiệp định thương mại chủ yếu khác
chủ yếu khác
Hội nhập ASEAN thông qua AEC được kỳ vọng sẽ tác động đến mối quan hệ với các đối tác châu Á chủ yếu bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc – qua đó có tác động gián tiếp đối với thương mại và FDI. Các mức thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN từ các nước đối tác được lựa chọn trong giai đoạn 2000 - 2012, được chỉ ra trong Biểu đồ 2 1 và Biểu đồ 2 2.
ASEAN đã ký kết một loạt các hiệp định thương mại ASEAN+ với các đối tác nổi trội trong khu vực châu Á như sau:
Trung Quốc: Hợp tác chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc đã được củng cố bằng Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN 2001 (CAFTA). Hiệp định này có sự tham gia của mười nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Ý tưởng về CAFTA lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2000 bởi cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Thỏa thuận khung ban đầu được ký kết tại Phnom Penh vào năm 2002 và CAFTA đã được chính thức thành lập vào ngày 1/1/2010. CAFTA được khởi động bằng cách giảm thuế quan bằng
0 đối với 7.881 loại sản phẩm, bao gồm 90% các chủng loại hàng hóa nhập khẩu, giữa Trung Quốc và sáu thành viên ban đầu của ASEAN - Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Thỏa thuận này sẽ được áp dụng cho bốn nước thành viên ASEAN mới (các nước CLMV) vào năm 2015.
Trước CAFTA, Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Điều này được thể hiện trong “Chính sách ra bên ngoài” của Trung quốc năm 1999. Theo CAFTA, ASEAN đã trở thành một khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này. Trong giai đoạn 2001 - 2012, tổng thương mại song phương đã tăng từ 32 tỷ lên 320 tỷ USD, biến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Từ năm 2003 đến năm 2012, tổng FDI vào các nước thành viên ASEAN đã tăng từ 659 triệu USD lên 4.335 triệu. Việc loại bỏ các cản trở thương mại đã giảm chi phí giao dịch và giúp tăng hơn nữa kim ngach thương mại Trung Quốc-ASEAN (Biểu đồ 2-3). Kết quả là, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã cao hơn giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. ASEAN đã thay thế Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. CAFTA là khu vực thương mại tự do
lớn nhất thế giới về dân số và lớn thứ ba về kim ngạch thương mại, sau Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Về lý thuyết, tiếp cận một thị trường lớn hơn và hội nhập sâu hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh của khối các doanh nghiệp tư nhân trong ASEAN. Khu vực này cũng có thể kỳ vọng đầu tư nhiều hơn nữa từ các nước phát triển, tạo việc làm và tăng phúc lợi kinh tế. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một quá trình lâu dài và khó khăn. Chẳng hạn như, một số ngành sản xuất ở Indonesia và Thái Lan khi phải đối mặt với luồng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc đã bày tỏ sự e ngại về việc cắt giảm thuế quan sâu rộng đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc trong khuôn khổ CAFTA. Từ năm 2001, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia thành viên ASEAN đã tăng 30 lần; thương mại song phương đã tăng gấp mười lần. Những xu hướng này đã được kích hoạt bởi sự chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng hiện nay của Trung Quốc vốn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế và thị trường lao động ASEAN. Số lượng người trong độ tuổi 15 - 64 ở Trung Quốc dự kiến sẽ giảm trong những năm tới, dẫn tới suy giảm lực lượng lao động tiềm năng cho các ngành sản xuất và thu hẹp các cơ sở sản xuất. Giá đất và lao động tăng đã đóng góp vào
2Kế Kế t n ối q ua biê n g iới 2 3
Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung quốc, Phnom Penh, tháng 11/2002.
Ban Thư ký ASEAN: Cơ sở dữ liệu ASEANstats.
20031991 1991 1987 1983 1995 1999 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 20 000 40 000 60 000 80 000 100 000 120 000 140 000
Biểu đồ 2-3 – Luồng FDI vào / ra của Trung Quốc và ASEAN, 1983 - 2012 (triệu USD)
Luồng vào Trung Quốc Luồng vào ASEAN Luồng ra Trung Quốc Luồng ra ASEAN
Nguồn:UNCTAD: Cơ sở dữ liệu UNCTADstat.
45 5 6