Kết quả chính

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 112)

D. Nilomborirak và S Jitdumrong: “Đánh giá về tự do hóa khu vực dịch vụ trong ASEAN” trong S Basu Das (cb.): Thẻ điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Hiệu qủa hoạt động và nhận thức (Singapore,

Kết quả chính

và kết luận chính sách của báo cáo.

Cộng đồng ASEAN sẽ thay đổi cấu trúc việc làm, cầu và cung các kỹ năng, năng suất và tiền lương, bản chất và mô hình dịch chuyển lao động như thế nào? Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nam giới và phụ nữ qua việc làm của họ và thế giới việc làm như thế nào?

Đây là những câu hỏi rất liên quan vì bất chấp tăng trưởng kinh tế ấn tượng, khu vực ASEAN vẫn chưa tạo đủ việc làm có chất lượng. Trong tương lai, thậm chí còn cần nhiều việc làm chất lượng hơn nữa cho những lao động tách khỏi khu vực nông nghiệp và cho những người mới gia nhập lực lượng lao động trong giai đoạn 2010 – 2015 – ước tính trên 68 triệu phụ nữ và nam giới, trong đó có nhiều người trẻ và lần đầu tìm việc.

Mỗi nước có những ưu tiên khác nhau. Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines, chẳng hạn, đang có dân số trong tuổi lao động và lực lượng lao động trẻ ngày càng đông, do đó đối mặt với áp lực về cung lao động. Những nước khác như Singapore và Thái Lan, lai đang có dân số già đi và sẽ đối mặt với các vấn đề về mặt cầu do thiếu lao động. AEC sẽ chịu ảnh hưởng bởi những áp lực cung và cầu này.

Làm thế nào để khu vực này có thể quản lý nguồn nhân lực, ước tính lên đến 370 triệu người vào năm 2025, một cách tốt nhất? Làm thế nào để có thể “đạt được trình độ cao hơn về tính năng động kinh tế, thịnh vượng bền vững, tăng trưởng mở rộng và phát triển hội nhập trong ASEAN” như đã đề cập trong Kế hoạch AEC?

Những điều kiện về các nhân tố cả trong và ngoài ASEAN sẽ ảnh hưởng đến tác động của AEC đối với thị trường lao động. Các nhân tố ASEAN bao gồm tính kết nối khu vực ngày càng tăng thông qua phát triển hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại, các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng và bằng cấp, và dịch chuyển lao động. Điều đặc biệt quan trọng trong việc xúc tiến hợp tác và hội nhập khu vực trong ASEAN chính là các khu kinh tế tiểu vùng như GMS, IMT-GT, và BIMP-EAGA. Những vẫn đề then chốt ngoài ASEAN có liên quan tới bối cảnh kinh tế toàn cầu dễ thay đổi có ảnh hưởng đến FDI và xuất khẩu, và những thách thức năng lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ. Đồng thời, thị trường lao động cần có phản ứng trước những cơ hội lớn mà tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ mang lại, trong đó có sự hiện diện của các hiệp định hợp tác khu vực như CAFTA.

Kết quả chính

Nghiên cứu này đánh giá những kết quả tiềm năng trong AEC bằng cách đặt ra những kịch bản khác nhau và phân tích các chứng cứ hiện có. Nghiên cứu cũng đã rà soát các chính sách, thể chế và cơ chế hợp tác hiện hành trong AEC, cũng như những ví dụ điển hình từ các sáng kiến hợp tác khu vực. Kết quả chính của nghiên cứu thu được như sau:

Tăng sản lượng – AEC sẽ thúc đẩy thay đổi cơ cấu, và tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. So với xu hướng tại kịch bản cơ sở, hội nhập thương mại sâu hơn giữa 10 nước thành viên trong AEC vào năm 2025 có thể nâng tổng sản lượng lên hơn 7%.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 112)