Sự gia tăng của di cư lao động trong ASEAN

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 96)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Sự gia tăng của di cư lao động trong ASEAN

phát và là điểm đến của lao động. Mặc dù Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã định liệu các biện pháp để tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động tay nghề cao, song hầu hết lao động di cư trong khu vực đều thuộc nhóm tay nghề thấp và nhiều trường hợp di cư lao động không có giấy tờ hợp pháp. Nếu các nước thành viên ASEAN muốn nắm bắt được lợi ích từ việc di chuyển lao động thì họ cần quản lý các hình thức di cư hiệu quả hơn và cần có sự bảo vệ thỏa đáng cho lao động di cư.

Nắm bắt những lợi ích của di chuyển lao động di chuyển lao động

Di cư trong khu vực ASEAN đã gia tăng nhanh chóng – nhất là giữa các nước thành viên. Di cư lao động chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố. Một là sự khác biệt giữa các nước trong trình độ phát triển kinh tế xã hội, và tính ổn định chính trị. Hai là tăng trưởng lực lượng lao động và già hóa dân số làm ảnh hưởng tới cung và cầu lao động, điều này tạo thêm cả cơ hội và thách thức.

Xét trong phạm vi cơ cấu chứ chưa xét đến tính chu kỳ của những nhân tố này, thì di cư lao động sẽ không giảm trong trung hạn và còn có thể tiếp tục tăng. Khu vực ASEAN có thể chuẩn bị trước bằng cách phát triển những cơ chế thiết thực để hỗ trợ dịch chuyển lao động. Trong đó có việc xây dựng các cách thức di cư lao động trở nên an toàn hơn, minh bạch hơn và ít tốn kém hơn; xây dựng cơ chế an sinh xã hội đầy đủ cho lao động di cư nhằm tạo điều kiện để họ có cuộc sống tươm tất cũng như cơ hội nâng cao kỹ năng của mình; và cải thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm cung cấp dữ liệu chi tiết và đáng tin cậy để có thể tính toán, lập hồ sơ và hiểu biết tốt hơn về dòng và số lượng lao động di cư. Phát triển những cơ chế như vậy theo cách tiếp cận khu vực dài hạn sẽ có lợi cho cả nước điểm đến lẫn nước xuất phát của lao động trong ASEAN – và quan trọng nhất – là có lợi cho chính lao động di cư hiện tại và tương lai.

Sự gia tăng của di cư lao động trongASEAN ASEAN

Từ năm 1990, nguồn di cư nội khối ASEAN đã tăng mạnh. Tính theo giá trị tuyệt đối, số di cư trong

ASEAN đã tăng từ 1,5 triệu lên 6,5 triệu từ năm 1990 đến 2013. Trong cùng giai đoạn, tỷ lệ tổng số di cư lao động từ các nước ASEAN trên tổng số lao động nước ngoài tại ASEAN đã tăng từ 47,8% lên 68,6% (Biểu đồ 6-1, Bảng A). Người ta cũng đã quan sát thấy kết quả tăng tương ứng giữa những lao động di cư đến các nước ASEAN từ các nước trong ASEAN – tỷ lệ nhóm này tăng từ 20,3 lên 34,6% trong cũng kỳ (Biểu đồ 6-1, Bảng B). Tại các nước là điểm đến chủ yếu trong ASEAN, hơn một nửa trong số lao động di cư xuất phát từ những nước thành viên ASEAN khác – với Singapore là 52,9%; Malaysia là 61,2%; và Thái Lan là 96,2%. Tương tự, tỷ lệ lao động di cư đến với những nước thành viên ASEAN cũng gia tăng tại những nước phái cử lao động chính. Từ năm 1990, trong tổng số kiều dân ở nước ngoài của các nước Myanmar, Lào, Campuchia, lao động di cư trong ASEAN từ mỗi quốc gia này đã tăng khoảng 40%. Tuy nhiên, với Việt Nam và Philippines, di cư lao động trong ASEAN vào năm 1990 chỉ chiếm 7% trong tổng số kiều dân ở nước ngoài của họ, và con số này còn tiếp tục giảm sau đó; những nước là đích đến chủ yếu của họ lại là các Nhà nước Ả Rập vùng vịnh, Đông Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ.

ASEAN có 3 nước là điểm đến chính của lao động di cư – Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Gộp lại, ba nước này chiếm gần 90% trong tổng số lao động di cư của khu vực và 97% trong tổng số lao động di cư giữa các nước trong ASEAN. Ở cả ba nước này, nguồn di cư lao động lại chịu chi phối bởi lao động đến từ một nước duy nhất: ở Singapore, 45% lao động nhập cư từ Malaysia; ở Malaysia, 42,6% lao động nhập cư từ Indonesia, và ở Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư từ Myanmar (Biểu đồ 6-2).

ASEAN có 3 nước là điểm đến chính của lao động di cư – Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Gộp lại, ba nước này chiếm gần 90% trong tổng số lao động di cư của khu vực và 97% trong tổng số lao động di cư giữa các nước trong ASEAN. Ở cả ba nước này, nguồn di cư lao động lại chịu chi phối bởi lao động đến từ một nước duy nhất: ở Singapore, 45% lao động nhập cư từ Malaysia; ở Malaysia, 42,6% lao động nhập cư từ Indonesia, và ở Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư từ Myanmar (Biểu đồ 6-2). thảo luận trong Phụ lục D.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 96)