Đáp ứng nhu cầu trong tương lai Trình độ các kỹ năng tiềm năng và sự không phù

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 73)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Đáp ứng nhu cầu trong tương lai Trình độ các kỹ năng tiềm năng và sự không phù

Trình độ các kỹ năng tiềm năng và sự không phù hợp về giáo dục đã được ước tính trong một mô hình thực nghiệm, gắn tăng trưởng của nhu cầu đối với việc làm kỹ năng cao với bằng cấp giáo dục của nguồn lao động từ trước đến nay. Kết quả cho thấy đến năm 2025, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ở Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, hơn một nửa việc làm yêu cầu tay nghề cao sẽ được đảm nhiệm bởi những ứng viên không đủ trình độ (Biểu đồ 4- 6). Sáu nền kinh tế này có thể phải đối mặt với sự không tương ứng về kỹ năng trong số 26,6 triệu việc làm đòi hỏi kỹ năng cao, trong đó kịch bản của Cộng đồng Kinh tế ASEAN chiếm 800.000 việc làm có sự lệch pha về kỹ năng. Indonesia có thể phải đối mặt với thách thức có số lao động không đạt tiêu chuẩn trình độ cao nhất (13.3 triệu lao động, hay 63%). Ở Campuchia và Lào, số quản lý, chuyên gia và kỹ sư không đạt chuẩn trình độ có thể lên đến gần 900.000, chiếm tới 59% trong số 1,5 triệu vị trí việc làm đòi hỏi trình độ cao ở cả hai quốc gia. Xu hướng này tái khẳng

4Vư Vư ợt lên cá c n ấc th an g kỹ n ăn g 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 4-5 – Tỷ lệ những người đồng ý rằng những kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp THCS, đại học và dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, 2013 (%)

Ghi chú: Giá trị trung bình của khu vực ASEAN không bao gồm Brunei, Thái Lan, và Việt Nam.

Nguồn:ILO: Khảo sát của nhà tuyển dụng lao động ASEAN về kỹ năng và năng lực cạnh tranh (2013)

Giáo dục THCS Giáo dục Đại học Giáo dục dạy nghề, đào tạo

Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore ASEAN

M. Bruni, L. Luch và S. Kuoch: Các hạn chế và khoảng trống kỹ năng ở thị trường lao động

Campuchia: Khảo sát nhà tuyển dụng về Kỹ năng cần thiết,loạt báo cáo của ILO khu vực Châu Á

Thái Bình Dương (Bangkok, ILO, 2013).

Ngân hàng Thế giới: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014: Nâng cao kỹ năng Việt Nam: Chuẩn bị

nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường hiện đại. 17

18

M. Aring: Nâng cao khả năng cạnh tranh và việc làm thông qua phát triển kỹ năng,Báo cáo đầu

vào cho Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt

hơn (Bangkok, ILO).

Để tìm hiểu thêm về phương pháp, tham khảo tài liệu của S. El Achkar Hilal: Dự án nghề nghiệp

ASEAN: Tác động của việc hội nhập kinh tế ASEAN lên vấn đề việc làm và yêu cầu kỹ năng. 19 20 17 18 19 20

định tầm quan trọng của việc cải thiện giáo dục và đào tạo đại học nhằm giảm bớt khó khăn trong tương lai về tăng trưởng và đầu tư.

Ngoài ra, khoảng cách về kỹ năng này có thể trở nên trầm trọng hơn ở Singapore và Thái Lan nơi dân số đang già đi, tăng trưởng nhân lực cũng giảm sút. Những quốc gia này có thể giữ lượng nhân công lớn tuổi bằng cách thúc đẩy và khuyến khích việc học tập suốt đời. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc đào tạo nhân lực tại chỗ để đảm bảo rằng lao động của họ luôn thích ứng và làm việc có năng suất. Họ cũng có thể tuyển dụng và đào tạo lại kỹ năng cho nhân lực lớn tuổi và những người đã về hưu vào vị trí công việc mới, tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ để tư vấn và chuẩn bị cho nguồn nhân lực trẻ. Một xã hội già đi sẽ có nhu cầu cao hơn về y tế và chăm sóc sức khỏe, và đào tạo những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực. Tiềm năng của việc nhân lực già đi cùng sự mở rộng hơn của khoảng cách kỹ năng sẽ thúc đẩy nhu cầu về việc quản lý tốt hơn đối với lao động di cư trong khu vực (Chương 6).

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 73)