Tong và C Chong: Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN trong năm 2010: Một

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 38)

C. Thamparipattra, đã tríc hở trên.

S. Tong và C Chong: Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN trong năm 2010: Một

quan điểm khu vực(Singapore, Viện Đông Á, 2010).

Ban Thư ký ASEAN: Cơ sở dữ liệu ASEANstats.

ILO: Xu hướng toàn cầu về việc làm năm 2014: Nguy cơ thất nghiệp quay trở lại? (Geneva, ILO, 2014). 2 3 4 5 6

việc xây dựng mô hình tăng trưởng mới dựa trên việc nâng cấp công nghệ, tăng năng suất và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa ở Trung Quốc. Sự chuyển dịch của Trung Quốc từ những ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động với mức lương thấp như may mặc, sang những ngành sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao, sẽ làm tăng sự cạnh tranh với các nước ASEAN trong một số hoạt động kinh doanh nhất định, nhưng lại hỗ trợ ở những hoạt động khác. Sự thay đổi này tạo cơ hội phát triển quan hệ đối tác chiến lược để hài hòa với vị thế đang thay đổi của Trung Quốc. Việc này rất quan trọng cho sự thịnh vượng lâu dài, việc làm và phúc lợi của ASEAN khi khu vực đang phấn đấu để dịch chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn. Do tiền lương và giá đất tăng, và lợi thế lao động giá rẻ của Trung Quốc đang giảm, các nước như Indonesia, Philippines, và Việt Nam đang nổi lên như những điểm đến hấp dẫn cho sản xuất của Trung quốc. Các mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn cũng hàm ý tăng cường sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc. Trong những năm gần đây số lượng sinh viên ASEAN học tập ở Trung Quốc đã tăng đột biến, đặc biệt là sinh viên từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Australia: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), có hiệu lực vào năm 2009, đã tăng cường quan hệ song phương một cách hiệu quả. Trong giai đoạn 2009 - 2010, tổng kim ngạch thương mại giữa Australia và ASEAN tăng khoảng 40% (tăng 17 tỷ USD). Ngoài AANZFTA, Australia cũng đã đóng góp phát triển hội nhập kinh tế ASEAN thông qua Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN - Australia. Từ năm 2002 đến năm 2008, Chương trình đã hỗ trợ các nước thành viên ASEAN trong việc phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cũng như cải thiện chính sách thị trường lao động ASEAN.

Nhật Bản: Bắt đầu từ cuối những cuối những năm 1980, các doanh nghiệp đa quốc gia Nhật Bản (MNE) tích cực đầu tư vào các nước thành viên ASEAN, biến ASEAN thành cơ sở sản xuất cho các công ty đa quốc gia của Nhật Bản một cách hiệu quả. Hội nhập ASEAN sẽ mở rộng thị trường nội khối và khuyến khích các doanh nghiệp đa quốc gia của Nhật Bản tái sắp xếp các cơ sở của họ, thu lợi cho các doanh nghiệp này từ việc quy tụ cụm công nghiệp. Các yếu tố ngoại vi tích cực gắn với việc quy tụ cụm công nghiệp sẽ tăng cường chuyên môn hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Hội nhập ASEAN cũng dự kiến sẽ tạo ra một sự hồi sinh của FDI Nhật Bản trong khu vực, do môi trường kinh doanh ở Trung quốc dần kém hấp

dẫn và doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa rủi ro. Việc loại bỏ thêm các rào cản thương mại sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đa quốc gia Nhật Bản dịch chuyển việc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi kỹ năng thấp, sử dụng nhiều lao động sang các nước CLMV. Điều này dự kiến sẽ dẫn đến các tác động lan tỏa về công nghệ và tri thức cũng như nâng cấp kỹ năng nghề.

Hàn Quốc:Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc đã đạt đến một mốc quan trọng trong năm 2005 trong việc thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn quốc (AKFA). Trong giai đoạn năm năm đầu tiên sau khi thực hiện hiệp định Thương mại ASEAN - Hàn Quốc về hàng hóa, tổng kim ngạch thương mại song phương tăng hơn 114%, từ 48 tỉ USD đến 103 tỷ. Những năm sau đó, kim ngạch thương mại song phương tăng hơn 23%. Dự kiến thương mại và đầu tư với Hàn Quốc sẽ tăng đến 150 tỷ USD vào năm 2015.

Ấn Độ:Hợp tác đôi bên cùng có lợi có thể được tăng cường bằng cách tiếp tục loại bỏ các mức thuế quan bên ngoài ASEAN thông qua Hiệp định Thương mại Tự do trong Hàng hóa. Vì tầm quan trọng của kết nối kinh tế lớn mạnh hơn, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã nỗ lực phối hợp để "Hướng về phía Đông". Đặc biệt quan trọng với Ấn Độ là mối quan hệ với Myanmar do vị trí chiến lược của nước này và tiềm năng của nó như một cầu nối tới khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung quốc. Ngoài ra, sự cởi mở về chính trị và kinh tế gần đây của Myanmar, cùng với mức lương tương đối thấp ở trong nước rất có khả năng thúc đẩy dòng vốn FDI và chuyển giao công nghệ.

New Zealand: Trong tháng 6 năm 2013, chiếm 13,0% thương mại hàng hóa, ASEAN đã vượt qua EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của New Zealand, chỉ sau Australia và Trung quốc. Kể từ đầu thế kỷ 21, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ASEAN tạo ra một thị trường lớn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao của New Zealand. Đồng thời, New Zealand, với tư cách là một đối tác thương mại lớn, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các nước Đông Nam Á duy trì tăng trưởng kinh tế cao.

2Kế Kế t n ối qu a biê n giớ i 7 8 9 10 11

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 38)