Cạnh tranh để thu hút lao động có tay nghề

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 86)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Cạnh tranh để thu hút lao động có tay nghề

tay nghề

Khi các doanh nghiệp nâng cấp hoạt động, họ sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn để thu hút nhân tài khan hiếm – ưu ái nâng cao thu nhập cho những lao động có kỹ năng phù hợp. Như mô phỏng được thực hiện trong báo cáo này cho thấy, lao động có kỹ năng cao như các nhà quản lý, lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc trung có thể được tăng lương nhiều nhất khi có hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Biểu đồ 5-7).

Lao động có kỹ năng cao tại các nước CLMV có khả năng sẽ có mức tăng lương lớn nhất trong khuôn khổ AEC: tại Campuchia 20,1%; tại Lào 17,8%; và tại Việt Nam 14,2%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại các quốc gia này, tất cả tiền lương - bao gồm cả lương của lao động lành nghề - có mức khởi điểm thấp hơn nhiều so với các nước khác (Biểu đồ 5-2). Lao động có kỹ năng cao ở Philippines và Thái Lan cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể, ở mức độ thấp hơn là người lao động ở Indonesia. Tương tự như vậy, lao động kỹ năng trung bình tại tất cả các nước cũng sẽ được hưởng lợi từ AEC, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Mô hình cho thấy tiền lương của lao động chưa qua đào tạo chỉ tăng một chút, nhưng nhiều cơ hội việc làm trong các ngành mới lại được tạo ra.

Ghi chú:Người tham gia phỏng vấn được hỏi là: “Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, anh/chị nghĩ những giải pháp dưới đây có tính khả thi như thế nào?”

Nguồn:ILO: Khảo sát giới sử dụng lao động ASEAN về Kỹ năng và Tính cạnh tranh (2013)

Đầu tư đào tạo kỹ năng cho người lao động

Cải tiến máy móc và công nghệ sản xuất Giữ chân và thu hút lao động có tay nghề thông qua tăng lương Đổi mới và tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ Cắt giảm chi phí nhân công bằng việc trả lương thấp hơn Cắt giảm chi phí sản xuất khác

5Gắ Gắ n lươ ng vớ i n ăn g su ất lao đ ộn g 0% 5% 10% 15% 20% 25%

Ghi chú:Biểu đồ này cho thấy kết quả mô hình đối với tác động biên của AEC tới tiền lương vào năm 2025, khi so sánh với kịch bản tham chiếu không có hội nhập khu vực sâu rộng. Trong mô hình này, lao động có kỹ năng cao được xác định theo ISCO-08 bao gồm nhóm 1 (lãnh đạo); nhóm 2 (chuyên môn kỹ thuật bậc cao) và nhóm 3 (chuyên môn kỹ thuật bậc trung). Lao động có kỹ năng trung bình thuộc ISCO-08 nhóm 4 (nhân viên), nhóm 5 (dịch vụ cá nhân và bán hàng), nhóm 7 (thợ thủ công và các thợ khác có liên quan) và nhóm 8 (thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị). Tham khảo thêm, xem ILO: Phân loại nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế: ISCO- 08: Tập 1: Cơ cấu, định nghĩa nhóm và các bảng biểu tương ứng.

Nguồn: ILO ước tính dựa trên M. Plummer, P. Petri và F. Zhai

Biểu đồ 5-7 – Thay đổi lương trong kịch bản có tác động của AEC so với kịch bản cơ sở, 2025 (%)

Hộp 5-2 – Quan điểm chuyên gia về tiền lương, kỹ năng và tính cạnh tranh của khu vực ASEAN

“Các công ty sẽ phải chi trả nhiều hơn, đào tạo thêm và tăng trưởng nội bộ để cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực, nếu không sẽ bị đào thải.”

Chuyên gia cao cấp về giáo dục, Ngân hàng Phát triển Khu vực, Philippines

“Các công ty sẽ đầu tư vào những lĩnh vực giúp họ phát triển, và mức lương tối thiểu đang tăng tại tất cả các nước ASEAN. Bạn muốn phát triển, do đó bạn cần phải tăng cường tất cả mọi thứ liên quan đến năng suất lao động. Các công ty sẽ sẵn sàng đầu tư vào đào tạo, máy móc và mức lương cao

hơn cho nhân tài, vì đó là những yếu tố thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng.”

Trưởng phòng Kinh doanh Thị trường, Công ty Nguồn Nhân lực Đa quốc gia, Singapore

“Giảm lương và ưu đãi sẽ chỉ làm doanh nghiệp thất bại. Thuê lao động có tay nghề tốn chi phí cao, nên tốt hơn là hãy đầu tư vào nhân sự sẵn có tại doanh nghiệp. Tuyển dụng lao động có kỹ năng cao hơn chỉ nên áp dụng trong một thời gian tạm thời để phục vụ mục đích đào tạo và chuyển giao kiến thức.”

Ủy Viên, Hiệp hội Dệt may, Lào.

Nguồn:ILO: Điều tra giới sử dụng lao động tại khu vực ASEAN về Kỹ năng và Năng lực Cạnh tranh(2013).

Những thay đổi tiền lương chủ yếu được thúc đẩy bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất thâm dụng công nghệ và kỹ năng. Các cuộc phỏng vấn với chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau xác nhận xu hướng này - các công ty đang chuẩn bị để giành giật nhân tài (xem Hộp 5-2). Tương tự như vậy, cuộc khảo sát giới sử dụng lao động ASEAN của ILO cho thấy gần một nửa số doanh nghiệp cho rằng họ sẽ phải đưa ra mức lương cao hơn để giữ chân lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và để ngăn cản họ tìm kiếm cơ hội tại các nước thành viên ASEAN khác (xem Biểu đồ 5-8). Chỉ có 13% doanh nghiệp dự đoán rằng khả năng tuyển dụng lao động

có tay nghề cao từ các nước thành viên ASEAN của họ sẽ dẫn đến tiền lương giảm. Số còn lại tin rằng sự dịch chuyển đó sẽ không có tác động đáng kể đối với tiền lương của lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao. Dịch chuyển lao động, tuy nhiên, có khả năng áp dụng với một số ít lao động thuộc một số nhóm nghề nhất định (xem Chương 6).

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)