Xác định lương tối thiểu

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 91)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Xác định lương tối thiểu

Trong trường hợp thiếu thương lượng tập thể hiệu quả, cơ chế chính để xác lập tiền lương tại các nước thành viên ASEAN là lương tối thiểu. Mục tiêu cốt lõi của chính sách lương tối thiểu là để bảo vệ những lao động thiếu khả năng đàm phán, giúp chuyển lợi ích của hội nhập khu vực sâu rộng thành thịnh vượng chung. Do một trong những đối tượng chính được hưởng lợi từ AEC là những lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, tiền lương tối thiểu có thể làm giảm nguy cơ gia tăng bất bình đẳng về tiền lương, làm cho người lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp bị tụt hậu. Trong những năm gần đây, một số nước thành viên ASEAN đã hiện đại hóa các thiết chế xác lập lương tối thiểu. Ví dụ, vào năm 2013, Việt Nam đã thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia để Công đoàn và đại diện người sử dụng lao động được tham gia trực tiếp vào việc thỏa thuận mức lương tối thiểu. Cũng trong năm 2013, Malaysia đưa ra mức lương tối thiểu quốc gia lần đầu tiên và Hội đồng Tư vấn Tiền lương Quốc gia đang tiến hành xem xét mức lương này. Tại Philippines, các Hội đồng Năng suất và Tiền lương Ba bên Khu vực đã bắt đầu áp dụng hệ thống tiền lương hai lớp, chú trọng hơn vào tiền lương theo hiệu suất lao động. Tương tự như vậy, Myanmar cũng đã thành lập một Hội đồng Tiền lương Tối thiểu Quốc gia ba bên với nhiệm vụ đề

xuất một mức lương tối thiểu mới trong năm 2014. Tổng cộng đã có 7 trong số 10 nước ASEAN đã xác lập mức lương tối thiểu (Myanmar sẽ là nước thứ 8). Mức lương tối thiểu khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và trong từng quốc gia cụ thể. Mức lương tối thiểu thấp nhất là của Lào (78 USD/tháng), tiếp đó là Campuchia với mức lương tối thiểu 100 USD/tháng trong các ngành dệt may và da giày (xem Biểu đồ 5- 10). Mức lương tối thiểu tại nước láng giềng Thái Lan cao hơn hẳn với 237 USD/tháng, lý giải vì sao đất nước này lại thu hút nhiều lao động nhập cư như vậy (xem Chương 6).

Trong số các nước thiết lập một số mức lương tối thiểu, sự khác biệt giữa các vùng tương đối nhỏ ở Việt Nam (từ 90 USD đến 128 USD) và Malaysia (với hai mức 244 USD và 275 USD). Cả hai nước tập trung hóa thiết chế xác định mức lương tối thiểu ở trung ương. Ngược lại, việc phân vùng trong xác lập lương tối thiểu ở Indonesia và Philippines đã dẫn đến các mức chêch lệch lớn trong các quốc gia này. Ví dụ, mức lương tối thiểu ở Indonesia xê dịch từ 74 USD tại Purworejo đến 199 USD tại Jakarta. Tương tự như vậy, Philippines có một số mức lương tối thiểu thấp nhất và cao nhất trong khu vực ASEAN.

Trong khi các nước đã bắt đầu giải quyết những bất cập về thể chế của các cơ chế xác lập lương tối thiểu, 5 Gắ n lươ ng vớ i n ăn g su ất lao đ ộn g 0 50 100 150 200 250 300 $78 $244 $120 $237 $74 $90 $128 $199 $273 $275 $100

Biểu đồ 5-10 – Lương tối thiểu hàng tháng, 2014 (USD)

Ghi chú:Đối với một số quốc gia có nhiều mức lương tối thiểu khác nhau, biểu đồ sẽ thể hiện mức cao nhất và thấp nhất áp dụng cho lao động ở khu vực tư nhân bắt đầu từ 1/1/2014. Mức tiền lương tổi thiểu của Campuchia chỉ áp dụng cho lao động trong ngành may mặc và da giày, có hiệu lực từ 1/2/2014. Số liệu của Indonesia là số liệu về lương tối thiểu theo tỉnh và mức lương tối thiểu tạm thời đối với các tỉnh không xác lập mức lương tổi thiểu. Lương tối thiểu ngày của Phillipines và Thái Lan đã được chuyển đổi thành lương tối thiểu tháng giả định rằng một tuần có 6 ngày làm việc (nhân 6 ngày với 52 tuần, sau đó chia cho 12 tháng). Brunei, Singapore và Myanmar không có lương tối thiểu theo luật định tại thời điểm 1/1/2014.

Nguồn:Tài liệu tổng hợp của ILO dựa trên nguồn số liệu quốc gia chính thức; tiền tệ quốc gia chuyển đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái của IMF - mức tỷ giá đại diện cho một số đơn vị tiền tệ (có hiệu lực vào 2/1/2014), ngoại trừ Lào và Việt Nam là 2 nước được chuyển đổi dựa trên tỷ giá chính thức của Ngân hàng Lào và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lào Campuchia Việt Nam Indonesia Thái Lan Philippines Malaysia Mức tỷ lệ cao nhất Mức tỷ lệ thấp nhất

Tuy nhiên, lương tối thiểu ở Thái Lan không áp dụng cho lao động giúp việc gia đình, nghề thu hút chủ yếu lao động nhập cư từ Campuchia, Lào và Myanmar.

14

vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Ví dụ, ở Campuchia vào đầu năm 2014, tranh chấp về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đã gây ra tình trạng quan hệ lao động bất ổn, dẫn đến bạo lực, một số người biểu tình tử vong và nhiều nhà máy dệt may phải đóng cửa tạm thời. Vấn đề này đã làm dấy lên nỗi lo ngại trong các khách hàng quốc tế lớn của ngành may mặc và dẫn đến việc Chính phủ phối hợp với ILO để thiết lập một quy trình xác lập lương tối thiểu khoa học hơn, trong đó tính đến lợi ích của người lao động lẫn người sử dụng lao động.

Một vấn đề nữa là lương tối thiểu có thể không được điều chỉnh thường xuyên. Ví dụ, tại Thái Lan, việc lương tối thiểu được điều chỉnh nhiều trong năm 2012 và 2013 chỉ đến sau một thời gian dài trì trệ. Mặc dù có tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động mạnh mẽ, sức mua của tiền lương tối thiểu thực tế không thay đổi trong những năm 2000, thậm chí còn giảm xuống dưới mức của năm 1995 (Biểu đồ 5-11, Hình A). Lao động hưởng lương tối thiểu cũng có mức lương thấp hơn nhiều so với lương trung bình (Hình B). Trong cả hai khía cạnh đề cập ở trên, mức tăng mạnh của lương tối thiểu lên 300 Baht/ngày (khoảng 10 USD) cho thấy nỗ lực bù đắp sau hơn một thập kỷ bị lãng quên.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 91)