Từ trường học đến nơi làm việc Vì các nền kinh tế không đủ nhu cầu, những thanh

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 72)

M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).

Từ trường học đến nơi làm việc Vì các nền kinh tế không đủ nhu cầu, những thanh

Vì các nền kinh tế không đủ nhu cầu, những thanh niên thiếu kỹ năng việc làm sẽ phải vật lộn để tìm được công việc ổn định. Trong khu vực, những đối tượng có khả năng thất nghiệp cao nhất là nam nữ thanh niên trẻ. Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp ở ASEAN là 4,2% trong khi tỷ lệ nam thanh niên thất nghiệp là 13,1% và nữ thanh niên là 13,4%. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của đối tượng thanh niên là ở Indonesia với 21,6% và ở Philippines với 16,6% (Phụ lục F, Bảng F1-5).

Giáo dục là một yếu tố chủ chốt đối với vấn đề việc

làm. Ở Campuchia, đối tượng người lao động có bằng cử nhân tìm được việc làm như ý trong vòng 2 năm từ khi tốt nghiệp, trong khi những đối tượng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ mất trung bình 5 năm để kiếm được việc làm. Tương tự như vậy, một nửa số người lao động trẻ Campuchia có việc làm phi chính thức, 2/5 không có đủ trình độ đối với công việc đang làm. Ở Việt Nam, chỉ 1/4 số lao động thanh niên có thể tìm được việc làm chính thức, với mức lương 45% cao hơn so với lao động phi chính thức.

Trong một số trường hợp, thanh niên không có việc làm vì những kiến thức họ học được không phù hợp với yêu cầu ngành nghề. Một số khác lại từ chối việc làm vì không phù hợp với nguyện vọng của bản thân; lao động trẻ xuất thân từ những gia đình khá giả sẵn sàng chờ đợi để tìm được công việc “lý tưởng”. Khuyến khích nữ thanh niên theo đuổi các công việc và ngành nghề vốn được cho là của nam giới sẽ giúp cải thiện cơ hội việc làm và mức lương của họ, đồng thời thu hẹp khoảng cách về tiền lương giữa hai giới. Chiến lược này đòi hỏi không chỉ việc đảm bảo phụ nữ được trang bị những kỹ năng cần thiết, mà còn phải giảm nhẹ sự phản đối của các nhà tuyển dụng, lao động nam và khách hàng.

Thêm vào đó, nhiều sinh viên không được hưởng nhiều dịch vụ hướng nghiệp tốt cũng như thiếu thông tin và số liệu thống kê đáng tin cậy về thị trường lao động để hiểu rõ hơn về nhu cầu hiện tại của nhà tuyển dụng và những kỹ năng cần thiết phải có để cải thiện triển vọng việc làm. Các sinh viên này có thể tìm đến các khóa thực tập, đặc biệt là các khóa dạy kỹ năng trung và cao cấp, theo hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hệ thống này vẫn còn kém phát triển và không cung cấp đủ nguồn nhân lực, hạn chế cơ hội để sinh viên tiếp cận với kiến thức trường lớp kết hợp với kinh nghiệm thực tế. Khoảng cách kỹ năng

Các khó khăn mà nam nữ lao động trẻ phải đối mặt đã phản ánh khoảng cách to lớn về kỹ năng. Điều này được khẳng định thông qua bảng khảo sát 2013 của Tổ chức Lao động Quốc tế đối với các doanh nghiệp và hiệp hội kinh doanh trong khối ASEAN (Phụ lục C). Cứ mỗi ba đối tượng tham gia khảo sát thì có ít hơn một đồng ý rằng lao động với trình độ trung học được trang bị kỹ năng liên quan và phù hợp với tổ chức của họ, trong đó, trên thang điểm 10, Myanmar đạt dưới

4Vư Vư ợt lê n c ác nấc th an g k ỹ n ăn g

S. Eshah Mokshein, H. Haji Ahmad và A. Vongalis-Macrow: Nghiên cứu chính sách dành cho giáo

viên Trung học cơ sở Châu Á: hướng đến nền giáo dục trung học cơ sở chất lượng: Đào tạo và giữ

chân giáo viên chất lượng ở Malaysia (Bangkok, UNESCO, 2009).

D. Bloom: “Hơn cả căn bản: Theo đuổi giáo dục trung học cơ sở”, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới:Giáo dục và kỹ năng 2.0: Mục tiêu mới và cách tiếp cận đổi mới (Geneva, 2014), trang. 59-63. Giáo dục và kỹ năng 2.0: Mục tiêu mới và cách tiếp cận đổi mới (Geneva, 2014), trang. 59-63.

Ngân hàng Thế giới: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014: Nâng cao kỹ năng ở Việt Nam: Chuẩn bị

sẵn sàng nhân lực cho nền kinh tế thị trường hiện đại (Washington, DC, 2013).

1112 12 13

H. Kanol, K. Khemarin và S. Elder: Quá độ Thị trường lao động nam nữ thanh niên ở Campuchia,

Ấn bản Work4Youth Số. 2 (Geneva, ILO, 2013).

E. Shehu và B. Nilsson:Việc làm không chính thức của giới trẻ: Nghiên cứu 20 trường hợp thực

tế, Ấn bản Work4Youth Số 8 (Geneva, ILO, 2014).

ADB và ILO: Kinh tế toàn cầu và hoạt động xã hội tốt nhằm thúc đẩy bình đằng giới trong thị trường

lao động (Manila, ADB, 2013).

1415 15 16 11 12 13 14 15 16

1 còn Singapore đạt 7 (Biểu đồ 4-5). So sánh cho thấy, kỹ năng của các sinh viên tốt nghiệp đại học trong khối ASEAN nói chung được cho là phù hợp hơn với yêu cầu của ngành nghề hơn (1/2 đối tượng khảo sát đồng ý với nhận định này). Hai quốc gia Philippines và Singapore phản ứng tích cực nhất đối với câu hỏi này, đạt 4/5 người đồng ý. Về hệ thống đào tạo giáo dục dạy nghề, một nửa trong số đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng các cơ sở dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ đồng ý cao nhất là ở Singapore (9/10), và tương đối thấp ở Campuchia và Myanmar (thấp hơn 2/5).

Bảng khảo sát dành cho các nhà tuyển dụng cũng xác định được những khoảng cách kỹ năng lớn nhất. Việc đào tạo được cho là cần thiết nhất bao gồm đào tạo về quản lý và lãnh đạo (29% đối tượng khảo sát), sau đó là dạy nghề (17%) và dịch vụ chăm sóc khách hàng (15%). Tại Campuchia, một khảo sát riêng dành cho hơn 500 doanh nghiệp cho thấy năng lực nghề nghiệp còn thiếu hụt đáng kể cụ thể là kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ. Tương tự, ở Việt Nam, một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới dành cho các nhà tuyển dụng đã xác định được khoảng cách về các kỹ năng làm việc cũng như những kỹ năng nhận thức, chẳng hạn kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy có tính phê phán, và các kỹ năng cơ bản như làm việc theo nhóm và giao tiếp. Trừ phi giải quyết được những hạn chế này, các nhà tuyển dụng vẫn còn

phải đối mặt với tỷ lệ luân chuyển lao động cao, phải tuyển dụng nhân công tay nghề cao từ nước ngoài hay tuyển nhân công có trình độ và kỹ năng thấp hơn vị trí việc làm, mà điều này có thể làm giảm năng suất.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)