C. Thamparipattra, đã tríc hở trên.
Các sáng kiến tiểu vùng không thuộc ASEAN
khu vực ASEAN. Do các nước thành viên ASEAN tiếp tục tự do hóa và hội nhập, các nước ngoài ASEAN sẽ có cơ hội lớn hơn để dịch chuyển mạng lưới sản xuất và công nghiệp chế tạo vào ASEAN, đặc biệt là vào các nước CLMV, tạo ra người thắng kẻ thua trong bối cảnh tương ứng của từng quốc gia. Ngoài CAFTA và các sáng kiến ASEAN+ khác, có hai hiệp định thương mại lớn - Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) - sẽ định hình các yếu tố của hội nhập kinh tế ở châu Á:
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP):
Sáng kiến RCEP đã được công bố bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 10/2011. Các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2013 và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Đây sẽ là một thỏa thuận thương mại tự do 16 bên do ASEAN dẫn đầu với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc. RCEP nhằm mục đích hội nhập kinh tế mạnh mẽ thong qua hỗ trợ phát triển kinh tế công bằng và tăng cường hợp tác kinh tế. Sáng kiến này bao gồm thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác. Để giúp đảm bảo một kết quả toàn diện và cân bằng, các cuộc đàm phán về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác sẽ được tiến hành song song. RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại và đầu tư tự do bao gồm hơn ba tỷ người, với tổng GDP khoảng 21 nghìn tỷ USD và 27% tổng thương mại toàn cầu.
Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Khởi động trong năm 2010, đề xuất hiệp định thương mại này vẫn đang được đàm phán. Nó bao gồm 12 thành viên - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam. TPP dự định tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng và phát triển kinh tế, hỗ trợ tạo và duy trì công ăn việc làm. Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một khuôn khổ thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh, mở rộng thương mại và đầu tư với các nền kinh tế lớn của khu vực châu Á và Thái Bình Dương, hỗ trợ việc tạo và duy trì công ăn việc làm của Hoa Kỳ, đồng thời thúc đẩy các nguyên tắc cốt lõi của Hoa Kỳ về quyền lao động, bảo vệ môi trường, và minh bạch.
Các sáng kiến tiểu vùng không thuộcASEAN ASEAN
Một số sáng kiến khác dưới hình thức các khu kinh tế tiểu vùng - SRZ đã được ra đời trong những năm 1990. Mặc dù những khu kinh tế này vượt qua biên giới các quốc gia, chúng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ các quốc gia tham gia. Nhìn chung, chúng nhằm mục đích duy trì khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu bằng cách chuyển đổi những khu vực ở các quốc gia khác nhau nhưng lại nằm cạnh nhau thành những khu vực hấp dẫn để tăng cường các hoạt động kinh tế. Chính phủ các nước ASEAN đã chấp nhận các SRZ như một cách để thúc đẩy hội nhập khu vực mà không cần phải thay đổi chính sách thương mại quốc gia hoặc hội nhập toàn bộ các nền kinh tế. Các SRZ có thể được thành lập với chi phí tương đối thấp trong một khoảng thời gian ngắn. Các SRZ có hiệu quả nhất khi các khu vực tham gia có thể bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, với sự khác biệt đủ lớn về nguồn lực sản xuất. Các SRZ cần phải gần nhau về mặt địa lý, tận dụng lợi thế văn hoá và ngôn ngữ tương đồng và kết nối hạ tầng tốt để giảm chi phí vận chuyển và giao dịch. Các nước tham gia cũng phải sẵn sàng từ bỏ một biện pháp bảo vệ chủ quyền nào đó và sẵn sàng để phân chia lợi ích kinh tế một cách công bằng nhất có thể.
Một hình thức khác của hội nhập hạn chế là thông qua các hành lang kinh tế. Hình thức này mang hầu hết các đặc điểm của SRZ nhưng bao trùm không gian địa lý nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, nó hình thành một huyết mạch giao thông trung tâm như đường bộ, đường sắt, hoặc kênh rạch. Dọc theo hành lang có các nút chiến lược, đặc biệt là tại các cửa khẩu nơi có cơ hội thực hiện hoạt động hợp tác khu vực. Hành lang kinh tế có nhiều khả năng được thực hiện song phương hơn là đa phương và chú trọng nhiều hơn đến quy hoạch về không gian và hạ tầng của hành lang và khu vực xung quanh, nhằm tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.
Hành lang kinh tế liên quan đến cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Cơ sở hạ tầng cứng cung cấp kết nối vật chất thông qua dự án xuyên biên giới trong giao thông vận tải và viễn thông. Cơ sở hạ tầng mềm liên quan tới những vấn đề như các thủ tục hải quan và cửa khẩu hiệu quả và các hiệp định vận tải và quản lý cửa khẩu. Nó cũng bao gồm các bộ luật và quy định, các hệ thống và thủ tục; và hệ thống thể chế để đảm bảo cơ sở hạ tầng cứng hoạt động tốt. Cơ sở hạ tầng mềm cần được bổ sung bởi các cơ chế liên quan đến cộng đồng ở cấp địa phương hoặc cấp tỉnh và các bên liên quan khác.
2Kế Kế t n ối q ua biê n g iới 14 15