Phân phối thu nhập, cầu và thị trường nhân tố

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 119)

C. Tăng cường hợp tác khu vực

2. Phân phối thu nhập, cầu và thị trường nhân tố

Thu nhập từ hoạt động sản xuất được quy vào một hộ gia đình đại diện duy nhất trong mỗi khu vực. Hộ gia đình tối đa hóa lợi ích bằng cách sử dụng Hệ chi phí tuyển tính mở rộng (ELES), bắt nguồn từ việc tối đa hóa hàm lợi ích Stone-Geary. Quyết định tiêu dùng/tiết kiệm hoàn toàn tĩnh. Tiết kiệm đưa vào hàm khả dụng như một hàng hóa và giá của nó được ấn định bằng với mức giá trung bình của hàng tiêu dùng. Cầu về đầu tư và chi tiêu chính phủ được thể hiện trong hàm Leontief. Trong mỗi ngành có một hàng hóa tổng hợp được xác định theo tổng Dixit-Stiglitz theo những chủng loại hàng hóa nội địa và xuất khẩu được dùng cho cầu cuối cùng và trung gian.

Có năm yếu tố sản xuất cơ bản. Vốn, đất nông nghiệp và lao động là những yếu tố hoàn toàn di động giữa các ngành trong một khu vực. Trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên như lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng, có một biến ngành được đưa vào hàm sản xuất để phản ánh những trở ngại về nguồn lực. Trong mỗi giai đoạn, tổng vốn được tiên liệu theo quyết định đầu tư và tiết kiệm của những kỳ trước. Cung đất đai và các nhân tố cụ thể theo ngành được giả định là dao động, theo những thay đổi về giá tương ứng.

Mô hình này khác với hầu hết những cách tiếp cận CGE khác, bao gồm công trình trước đây của Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai, khi xử lý phân tích thị trường lao động. Thông thường cung lao động được giả thuyết là cố định và thị trường luôn thông thoáng nhờ điều chỉnh tiền lương. Tuy nhiên, với sáu nước thành viên ASEAN, người ta giả thuyết là thất nghiệp dai dẳng với một số danh mục nhân công. Các nền kinh tế ASEAN này có sự khác biệt với những vùng khác nhờ ba cơ chế cung lao động nổi bật theo những trình độ kỹ năng khác nhau. Đặc biệt, trong sáu nước thành viên ASEAN, cung lao động có kỹ năng là cố định ở từng giai đoạn, do thị trường khan hiếm lao động có tay nghề trong khu vực. Với lao động giản đơn, giả định là cung lao động là vô hạn và mức lương thực tế là cố định để phản ánh tình trạng thất nghiệp dai dẳng quy mô lớn trong danh mục lao động này ở hầu hết các nước ASEAN. Lao động bán

giản đơn nằm ở giữa hai thái cực nêu trên; do đó, giả thuyết là hàm cung co giãn liên tục với độ co giãn đồng nhất của cung lao động trước lương thực tế. Các cú sốc khiến những công ty ở ASEAN trở nên cạnh tranh hơn trên trường quốc tế, với nhiều thay đổi chính sách, khiến công ty có thể mở rộng mà không chịu nhiều cản trở ràng buộc lao động như những mô mình CGE vẫn đặt ra. Việc làm của lao động giản đơn có thể mở rộng không giới hạn với mức lương không đổi, và việc làm của lao động bán giản đơn có thể tăng chỉ với một mức tăng lương không đáng kể. Đổi lại, trong phạm vi nhất định, lao động giản đơn và bán giản đơn dễ bị thay thế bởi lao động có tay nghề và những đầu vào khác mà nguồn cung của chúng thường giới hạn. Khi mô phỏng những lựa chọn hội nhập thay thế, cách tiếp cận theo mô hình này thu được giá trị sản lượng, thương mại và việc làm tăng mạnh, đồng thời lợi ích toàn diện cũng vượt kết quả thu được thông thường từ thương mại.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 119)