M. Thant: Tam giác tăng trưởng ở châu Á: Một cách tiếp cận mới cho hợp tác kinh tế khu vực (Manila, ADB, 1998).
26 R Pomfret và S Basu Das,tríc hở trên Như trên.
l l l l l l l l l l l l 20 21 22 23 24 25 26
Tình hình kinh tế và chính trị thay đổi nhanh chóng trong tiểu vùng liên tục bị ảnh hưởng bởi sự giao thoa phức tạp của các yếu tố, bao gồm cả chênh lệch kinh tế giữa các quốc gia và sự bất bình đẳng về nhân khẩu học. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi tình hình địa chính trị trong khu vực GMS. Sự phát triển gần đây tại Myanmar dự kiến sẽ có tác động lâu dài tới di cư lao động trong GMS như được chỉ ra trong Hộp 2-1:
Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia - Thái Lan
Năm 1993, ba quốc gia thành viên ASEAN có mức thu nhập trung bình và tốc độ phát triển nhanh này đã thành lập Tam giác Tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Thái Lan (IMT-GT). Mục đích là để thúc đẩy sự phát triển ở các địa phương nghèo, đặc biệt là ở Sumatra thuộc Indonesia, và ở miền nam Thái Lan. Mặc dù IMT-GT là một dự án của chính phủ, dự kiến do khu vực tư nhân kiểm soát, đặc biệt là các doanh nghiệp Malaysia rất muốn được giao thương với phía bắc Sumatra. Kể từ khi thành lập, IMT-GT đã phát triển cả về phạm vi địa lý cũng như các hoạt động. IMT-GT hiện bao phủ hơn 70 triệu người ở 32 tỉnh, tiểu bang – trong đó có 14 tỉnh ở miền nam Thái Lan, tám tiểu bang phía bắc bán đảo Malaysia, và 10 tỉnh Sumatra ở Indonesia. Việc thiết lập thể chế cho IMT-GT đã từng gặp trở ngại do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. IMT-GT chỉ được khởi động lại sau những dấu hiệu phục hồi kinh tế đầu tiên vào đầu năm 2000. Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Malaysia vào năm 2005, chính phủ các nước thành viên, với sự hỗ trợ của ADB, đã xây dựng một lộ trình năm năm cho giai đoạn 2007 - 2011. Tập trung cho các hoạt động kinh tế chủ yếu, lộ trình xác định hành lang kết nối IMT-GT: cải thiện phương tiện vận chuyển và các mối liên kết cũng như cơ sở hạ tầng phụ trợ khác. Lộ trình tuyên bố rằng IMT-GT không chỉ phù hợp, mà còn góp phần cho việc thực hiện AEC.
Tuy nhiên, đến năm 2009 IMT-GT cho thấy mới chỉ đạt được kết quả khiêm tốn trong việc duy trì giao lưu kinh tế và quan hệ thương mại giữa các quốc gia và các địa phương tham gia. Khu vực tư nhân đã thành lập được những mạng lưới kinh doanh tốt, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư trong tiểu vùng. Tuy nhiên, các quốc gia và các địa phương tham gia IMT-GT có mức tăng trưởng kinh tế rất thấp, thậm chí bằng 0. Mặc dù lộ trình vẫn còn tính thời sự, nhưng việc thực hiện diễn ra rất chậm chạp. Lộ trình xác định hơn 50 biện pháp, chương trình, dự án. Một số dự án cơ sở hạ tầng đã được tiến hành xây dựng, nhưng một số dự án theo kế hoạch đã bị trì hoãn do những trở ngại kỹ thuật, tài chính và pháp lý. Hơn nữa, các khía cạnh phần mềm của kết nối cơ sở hạ tầng đã không nhận được sự quan tâm đúng mức. Trong khi các tiểu vùng khu vực IMT-GT đã có các trung tâm kinh tế năng động, hiện vẫn chưa rõ cấu trúc SRZ đã đóng góp bao nhiêu. Lộ trình IMT-GT đã được thay thế bởi Kế hoạch thực hiện (2012 - 2016). Kế hoạch này bao gồm một chương trình hành động với quy trình chặt chẽ hơn và minh bạch hơn trong việc xác định các dự án. 2 Kế t n ối qu a biê n giớ i
Sự mở cửa của Myanma tới cộng đồng quốc tế, bắt đầu vào năm 2012, có những tác động trong dài hạn đối với các dòng vốn và lao động di cư trong khu vực ASEAN và đặc biệt là Thái Lan. Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc nhiều vào lao động giá rẻ từ các nước láng giềng, đặc biệt là Myanmar. Những lao động này chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp và ngành liên quan tới nông nghiệp, cũng như trong xây dựng và thủy sản.
Mô hình kinh tế này có thể thay đổi nếu các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Myanmar để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào và lực lượng lao động trẻ. Các doanh nghiệp Thái Lan hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, tăng chi phí tiền lương, nguy hiểm về môi trường, và rủi ro chính trị gia tăng. Tình hình này khiến các doanh nghiệp cân nhắc tới việc di dời đi nơi khác, trong đó có Myanmar. Myanmar có tiềm năng để trở thành một trung tâm giao thông chính cho khu vực khi nó có chung biên giới đất liền với Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Thái Lan cũng như đường bờ biển dài 2.800 km, cung cấp quyền tiếp cận các tuyến đường biển qua vịnh Bengal và đường thuỷ nội địa lớn. Trung Quốc, Ấn Độ và các tổ chức đa phương đã thực hiện nhiều hỗ trợ để phát triển kết nối vận tải đa phương thức tại Myanmar.
Chương trình cơ sở hạ tầng của Myanmar tập trung chủ yếu vào xây dựng cảng biển nước sâu dọc theo bờ biển và tăng cường kết nối Bắc - Nam qua đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Sự phát triển này dự kiến sẽ tạo điều kiện gia tăng thương mại với Trung Quốc và Thái Lan (đặc biệt là ở biên giới) và tiếp theo đó với Ấn Độ. Các dự án lớn liên quan đến sự phát triển của hành lang kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương dọc theo các tuyến đường kết nối. Tuy nhiên, tác động của phát triển đến di cư lao động là khó dự đoán, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu công nhân xây dựng có tay nghề cao ở Myanmar. Từ năm 1992, công dân Myanmar đã bắt đầu di cư mà không có giấy tờ hợp pháp sang Thái Lan là nơi có mức lương cao hơn nhiều lần. Điều này đã khiến Myanma trở thành một nơi có quy mô lực lượng lao động cả tay nghề thấp và tay nghề cao nhỏ đi rất nhiều.
Hộp 2-1 – Sự mở cửa của Myanmar sẽ ảnh hưởng đến luồng di cư đến Thái Lan