Xây dựng kết nối hữu hình

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 36)

C. Thamparipattra, đã tríc hở trên.

Xây dựng kết nối hữu hình

Nhiều người dân nghèo trong khu vực ASEAN đang phải sống trong những vùng xa xôi hẻo lánh thường nằm gần biên giới mỗi quốc gia. Những cộng đồng này có thể được liên kết tốt hơn thông qua cơ sở hạ tầng qua biên giới. Mục đích là để kết nối các khu vực tiếp giáp của các nước láng giềng không chỉ với các trung tâm thương mại và công nghiệp của chính nước họ mà còn ở các nước khác và xa hơn nữa. Tuy nhiên sự hội nhập kinh tế kiểu này cần được quy hoạch cẩn thận để đảm bảo phân bổ công bằng các chi phí và lợi ích.

Giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không cũng như hệ thống viễn thông tốt hơn tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, vốn, lao động, con người và ý tưởng giữa các nước và làm giảm chi phí giao dịch tổng thể. Giao thông tốt cũng làm tăng việc làm - hoặc ngay lập tức thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thông qua nhu cầu lao động để sản xuất các nguyên liệu đầu vào chủ yếu như xi măng, nhựa đường và sắt thép. Ngoài ra, có thể có thêm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu nông dân có thể cung cấp sản phẩm của họ nhờ những con đường tốt hơn, và trong công nghiệp nếu cơ sở hạ tầng giao thông tích hợp tốt hơn giúp các nhà sản xuất giảm chi phí giao hàng. Việc làm cũng

được đẩy mạnh trong các ngành công nghiệp dịch vụ khi năng suất lao động được cải thiện nhờ công nghệ truyền tin nhanh hơn.

Tối đa hoá lợi ích như vậy sẽ đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhà lãnh đạo cấp quốc gia hoặc địa phương trong việc cung cấp không chỉ cơ sở hạ tầng "cứng" mà còn cả thể chế hình thành cơ sở hạ tầng "mềm" phù hợp. Việc lập kế hoạch và thực hiện cũng cần được tham vấn đầy đủ với cộng đồng địa phương và các bên liên quan.

Để giúp phát triển cơ sở hạ tầng như vậy, trong năm 2010, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) cho giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch này được thiết kế để phát triển cơ sở hạ tầng cứng và tăng cường liên kết thể chế và con người ở cấp quốc gia và khu vực. Kế hoạch tổng thể này cũng sẽ giúp đồng bộ hóa các chiến lược và các kế hoạch ngành đang được thực thi. Kế hoạch Vận tải Chiến lược ASEAN (Kế hoạch Hành động Brunei) nằm trong khuôn khổ của MPAC. Kế hoạch này cũng bao gồm những hành động chiến lược được tiến hành trong giai đoạn 2011 - 2015 hướng tới hiện thực hóa AEC. Những thành tựu đáng chú ý bao gồm: ký Hiệp định Đa phương ASEAN về Tự do hóa Hoàn toàn Dịch vụ Vận tải Hành khách Hàng không và các điều khoản đi kèm, tạo ra khuôn khổ hiện thực hóa hoàn toàn Bầu trời Mở ASEAN; xây dựng một chiến lược cơ sở nhằm thiết lập một Thị trường Vận Chuyển chung ASEAN; hoàn tất bản thống kê những đoạn đường quốc gia thuộc Mạng lưới đường cao tốc ASEAN; và thông qua Kế hoạch tổng thể ICT ASEAN năm 2015.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 36)