Tiêu chuẩn lao động

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 32)

Thách thức của ASEAN về chất lượng việc làm kém có liên quan đến việc áp dụng và thực thi hạn chế các tiêu chuẩn lao động đã được quốc tế công nhận. Mặc dù đã có một số tiến bộ kể từ năm 1995, các nước thành viên ASEAN vẫn tụt hậu so với thế giới trong việc phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO - bao gồm cả những quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể, loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, chấm dứt lao động trẻ em, và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Trên toàn cầu, 74,6% các nước thành viên ILO đã phê chuẩn tám Công ước cơ bản, nhưng trong số đó chỉ có ba trong mười nước thành viên ASEAN.

Tương lai của ASEAN và sự thành công của Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ phụ thuộc vào phát triển

kinh tế đi kèm với các điều kiện làm việc tốt. Các cam kết về tiêu chuẩn lao động sẽ có thể đóng góp cho AEC theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các tiêu chuẩn lao động thúc đẩy phát triển xã hội, gắn kết xã hội và xóa đói giảm nghèo bằng cách bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động, đồng thời đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có cơ hội hưởng lợi từ hội nhập kinh tế. Thứ hai, tiêu chuẩn lao động quốc tế có thể hướng dẫn việc đối phó hiệu quả với những tác động tiêu cực đến thị trường lao động trong ngắn hạn tại các quốc gia có bất lợi so sánh trong AEC. Thứ ba, các tiêu chuẩn quốc tế tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và góp phần ngăn chặn một "cuộc đua xuống đáy". Mặc dù tiêu chuẩn lao động không thuộc đối tượng của các quy định và nguyên tắc thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các tiêu chuẩn lao động ngày càng được công nhận trong các hiệp định thương mại khu vực và song phương.

Hộp 1-4 – Hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát của Thái Lan

Theo luật, mọi công dân Thái Lan đều thuộc một trong các hệ thống bảo hiểm y tế xã hội của quốc gia, bao gồm (i) Chương trình bảo hiểm y tế cho công chức dành cho các nhân viên chính phủ và các công chức khác; (ii) Chương trình an sinh xã hội dành cho người lao động khối kinh tế tư nhân; và (iii) Chương trình Bảo hiểm Phồ thông (UCS) bao phủ 76% dân số, bao gồm cả những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Thái Lan đã đạt bảo hiểm y tế gần như phổ quát vào năm 2002, ngay sau khi khởi động UCS. UCS cung cấp một gói lợi ích toàn diện, miễn phí tại tất cả các điểm khám dịch vụ. Kể từ khi ra

mắt, UCS đã cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với nhóm dân số nghèo nhất. Công dân Thái Lan chỉ phải trả 13,7% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe trong khi Chính phủ dành khoảng 93 USD cho mỗi người hàng năm về chăm sóc y tế, chiếm 14,5% ngân sách quốc gia.

Dù bị suy thoái kinh tế, Thái Lan đã tài trợ UCS bằng cách tái phân bổ chi tiêu công và tăng thuế đối với các hàng hóa xa xỉ, rượu và thuốc lá. Mặc dù vẫn cần hoàn thiện hơn nữa, Thái Lan đã chứng minh rằng đầu tư vào an sinh xã hội không nhất thiết phải chờ đến khi đất nước đạt tăng trưởng kinh tế, mà hai nhiệm vụ này có thể được tiến hành song song.

Nguồn: L. Tessier: Thái Lan: bảo hiểm y tế phổ quát, Thực hiện an sinh xã hội: Kinh nghiệm sáng tạo (Geneva, 2014); T. Sakunphanit và W. Suwanrada: "Thái Lan: Đề án phổ cập", trong UNDP, Học viện phát triển toàn cầu Nam-Nam và ILO: Chia sẻ kinh nghiệm sáng

tạo: những kinh nghiệm sàn an sinh xã hội thành công, số 18 (New York, UNDP, 2011), trang 387-400.

Một phần của tài liệu ASEAN Community Cộng đồng kinh tế Asean (Trang 32)