Khi nói chuyện với người lạ cần chú ý những gì

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 126)

V. Giỏi biến người lạ thành bạn bè

3. Khi nói chuyện với người lạ cần chú ý những gì

Trò chuyện là để tăng thêm hiểu biết, thúc đẩy tình hữu nghị, vì thế trò chuyện với người lạ cần tỏ thái độ thành thực, giao lưu thoải mái, đồng thời cố gắng tìm ra chủ đề đối phương quan tâm hoặc có cùng cảm hứng.

Điều đầu tiên phải chú ý khi nói chuyện với người lạ là cấm kỵ diễn kịch một vai, không được một mình thao thao bất tuyệt nói hết mọi chuyện.

Trò chuyện là hai bên thay nhau nói chứ không phải là một bên diễn thuyết. Chỉ như vậy mới có thể đạt hiệu quả nói chuyện lý tưởng, từ đó đạt mục đích là tăng thêm tình bạn.

Trong cuộc sống hiện thực có người rất giỏi nói chuyện, nói thao thao bất tuyệt, lời lẽ tuôn chảy, không có cơ hội cho người khác chen vào. Thói quen như vậy là rất không hữu hảo. Đã là trò chuyện thì không thể một người độc diễn, chỉ biết đến vui thích của mình khiến người khác không chen vào được. Ngược lại khi mình nói đến suy nghĩ về một vấn đề nào đó cần phải biết ý "dừng lại", mời đối phương nói ra suy nghĩ của mình. Điều này vừa là để cuộc nói chuyện càng đi sâu, vừa là thể hiện tôn trọng đối phương.

Khi nói chuyện với người lạ đừng cho rằng mình phải nói liền một mạch, phải để cho đối phương có cơ hội lên tiếng. Biết lắng nghe, đối phương nói nhiều hơn thực ra lại có ích cho bản thân.

Thứ hai, nói chuyện với người lạ còn cần phải để khoảng trống để đối phương tiếp lời, khiến đối phương cảm thấy hai bên có giao lưu về tâm hồn, nói chuyện hòa hợp, từ đó rút ngắn khoảng cách. Vì thế khi nói chuyện với người lạ đừng bao giờ nói hết lời và cũng đừng nên nói cặn kẽ quan điểm, mà nên nói năng khiêm tốn, tỏ ý chịu khó tìm hiểu, tốt nhất là dành cơ hội kết luận cho đối phương.

Nói chuyện với người lạ cần để lại khoảng trống, không nên nói quá đầy đủ. Nói quá đầy đủ sẽ tạo nên cục diện hai bên cùng khó khăn, có khi còn sinh ra tranh cãi, điều này hiển nhiên không có lợi cho giao kết bạn bè.

Trong cuộc sống thực tế chúng ta thường có thể thấy hai người tranh luận đến đỏ mặt tía tai, nguyên nhân chủ yếu là do nói hết lời, nói hết quan điểm, không để lại khoảng trống. Thí dụ một người bảo là "chắc chắn như vậy", người kia lại nói "khẳng định thế này"; Một người bảo "tuyệt đối đáng tin cậy”, người kia lại nói "tuyệt đối không thể"...

Khi gặp phải tình huống như vậy, vì bảo vệ lòng tin và tôn nghiêm của mình, cả hai bên tranh luận đều sẽ kiên trì với quan điểm của mình, không ai nhường ai. Thực ra khi gặp tình huống như vậy, hai bên đều không nên nói năng quá cứng nhắc, đừng ngại để ra một khoảng trống, sử dụng những từ ngữ đại loại như "có thể", "có lẽ", "đa số", như vậy lời nói sẽ không cứng nhắc, về mặt tâm lý đối phương có thể tiếp thu, không những có thể dành ra khoảng trống cho đối phương tiếp lời mà còn tránh được tranh luận vô vị.

Nói hết lời, nói rõ quan điểm, nói quá đầy đủ giống như đổ đầy nước vào trong cốc, thêm một giọt nữa là tràn ra ngoài; Và cũng giống như quả bóng đã căng hơi, thêm chút khí nữa nó sẽ nổ tung.

Nói chuyện với người lạ cũng vậy, chiếc cốc vơi sẽ không tràn vì đổ thêm chút nước, quả bóng chưa căng sẽ không nổ vì bơm thêm chút khí, người nói ra còn để lại khoảng trống mới tránh được tranh luận vô vị, mới có thể tiếp tục vấn đề một cách hòa hợp, đạt được kết quả tròn trịa.

Chúng ta hãy nghĩ xem, trò chuyện với người lạ là dùng biểu hiện tình cảm hữu hảo của mình để tăng thêm tình bạn, việc gì phải khiến cho đối phương không vui, cuối cùng buồn bã mà chia rẽ?

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w