IV. Đề phòng và đối phó với tiểu nhân trên thương trường
1. Luôn giữ cảnh giác, nâng cao khả năng nhận biết và chống lừa đảo
Từ xưa đến nay, người lừa đảo chưa bao giờ hết, mà trên thương trường ngày nay họ lại càng thể hiện được bản lĩnh. Muốn đề phòng bị sập bẫy mắc lừa chỉ có một cách là luôn đề cao cảnh giác, không ngừng lau sạch đôi mắt thông tuệ nhận biết và đề phòng lừa đảo.
Trên thương trường, ngoài hiểm họa trong kinh doanh còn có một vấn đề đòi hỏi mọi người phải luôn chú ý là lường gạt. Có thể nói lường gạt trong kinh doanh nguy hại hơn nhiều so với lường gạt thông thường trong dân gian và cũng khiến người ta
thấy mà sợ hãi. Bởi vậy luôn giữ cảnh giác, nâng cao khả năng nhận biết và chống lừa gạt là hết sức quan trọng.
Có thể nói, kinh doanh nhà đất ở Hồng Kông là ngành giao dịch lớn nhất. Có một lần một công ty tiền tệ từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông tiếp xúc với chủ bán một tòa nhà lớn, giá báo ban đầu của cả tòa nhà này là 178 triệu dolla Hồng Kông. công ty tiền tệ này cho rằng hơi cao, qua mấy lần đàm phán, hai bên vẫn giữ ý kiến của mình nên thỏa thuận đến chiều hôm sau đàm phán tiếp. Hôm sau, họ đàm phán ở một phòng khách. Bỗng nhiên có mấy người ăn mặc bóng bẩy đi vào, bí mật nói với chủ tòa nhà điều gì đó, tuy đã hạ âm thanh xuống rất thấp nhưng vẫn có thể nghe thấy nội dung câu chuyện là đề nghị mua với giá 180 triệu. Sau khi bảo những người kia đi rồi, chủ tòa nhà nói với người của công ty tiền tệ: "Vừa rồi có thể các vị đã nghe thấy, họ trả giá 180 triệu nhưng tôi không đồng ý là bởi nghĩ đến các vị là người trong nước nên bán với giá 178 triệu, chúng tôi cũng nên tỏ chút lòng yêu nước". Vì công ty tiền tệ đã nghe chuyện bên mua bị lừa từ trước nên khi thấy hành động của bên bán như vậy vẫn không có hành động gì, sau khi tìm hiểu cặn kẽ mới biết mấy người kia hóa ra là người của bên bán, đây là kế họ bày ra để dụ dỗ bên mua mắc bẫy.
Từ đó có thể thấy, trong quá trình giao dịch trên thương trường, chỉ có chuẩn bị tư tưởng từ trước, luôn đề phòng mọi việc mới có thể phòng chống lường gạt có hiệu quả.
Muốn phòng chống lường gạt còn cần phải có khả năng nhận biết và chống bị lừa nhất định.
Một nhà máy nông cụ ở Hoài An, tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ phá sản, các cán bộ đầu não chạy đôn đáo khắp nơi, mong muốn qua cơn nguy hiểm. Một lần họ nhận được một tin "cứu mạng": Phòng nghiên cứu kỹ thuật mới ở khu Phong Đài, thành phố Bắc Kinh bao thầu sản xuất lò sưởi hơi, yêu cầu kỹ thuật tương đối thấp, rất thích hợp để nhà máy này sản xuất. Qua thỏa thuận ban đầu, hai bên đã ký kết hợp đồng một cách "quân tử": Bên B (nhà máy nông sản) phải giao trước cho bên A (phòng nghiên cứu) 10.000 nhân dân tệ phí chuyển nhượng kỹ thuật (bản quyền), sau đó bên A sẽ cung cấp tài liệu kỹ thuật và hình mẫu, bên B sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi hợp đồng "quân tử" được ký kết, nhà máy nông cụ chuyển giao 10.000 tệ phí chuyển nhượng kỹ thuật. Một nhân viên ngân hàng cho rằng phải kiểm tra cụ thể nên đã cùng giám đốc công ty mang theo hối phiếu 10.000 tệ đến Bắc Kinh điều tra. Như vậy vừa không làm hỏng việc làm ăn, vừa không phải ném 10.000 tệ xuống sông xuống biển.
Xuống xe, họ đến các nơi như phòng quản lý hành chính công thương, ngân hàng mở tài khoản, nơi đặt trụ sở... của đối phương để tìm hiểu tình hình, trước sau điều tra hơn 30 người, qua đó biết được: Phòng nghiên cứu này là một doanh nghiệp cá thể do
4 nhân viên kỹ thuật đã từ chức liên kết dựng nên, cơ sở sản xuất trống rỗng, không có lấy một cửa hàng bán lẻ, hiện vẫn còn đang đóng cửa. Họ dùng chiêu bài bán bản quyền, đợi khi ký kết hợp đồng xong liền tìm kiếm sai sót, cuối cùng gây rắc rối, hiện vẫn còn chưa kiện cáo xong. Hai người biết được chân tướng liền lên xe trở về, tránh tổn thất một món tiền lớn.
Từ những thí dụ trên đây có thể thấy, chỉ cần chúng ta nâng cao ý thức chống lường gạt, đồng thời có khả năng chống lừa cần có thì có thể tránh được bị lừa.