Cố gắng tránh sai lầm khiến người khác khó xử

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 139)

VI. Trân trọng nhân duyên, thoát khỏi sai lầm kh

5. Cố gắng tránh sai lầm khiến người khác khó xử

Mục đích của xã giao là mở rộng nhân duyên, sâu thêm tình cảm, mà khiến cho người khác khó xử sẽ đi ngược lại mục đích này. Bởi vậy trong giao lưu qua lại với người khác cần phải hết sức tránh xảy ra tình huống làm người khác khó xử.

Trong xã giao, làm đối phương khó xử là điều làm tình bạn tổn thương nhiều nhất. Bởi vậy đừng bao giờ cố tình làm người khác khó xử, dù là tình cảm hời hợt qua loa cũng phải hết sức tránh.

Vì bản thân xem nhẹ và không thận trọng, những sai lầm trong xã giao dưới đây đều có thể khiến đối phương rơi vào tình trạng khó xử.

(1) Vạch rõ sai lầm hoặc chuyện riêng mà đối phương giữ kín

Trong xã giao, nếu không phải vì một yêu cầu đặc biệt nào đó thì nói chung cần hết sức tránh động chạm đến khu vực đối phương kiêng kị, tránh làm đối phương xấu mặt trước đám đông.

Nghiên cứu tâm lý học cho thấy, không ai muốn "phơi bày" những sai lầm và bí mật riêng của mình trước công chúng, một khi đã bị phơi bày sẽ cảm thấy khó xử mà thành ra tức giận. Bởi vậy, trong xã giao, nếu không vì một yêu cầu đặc biệt nào đó thì nên hết sức tránh động chạm đến khu vực nhạy cảm mà đối phương kiêng kị để tránh làm họ xấu mặt trước đám đông. Lúc cần thiết có thể mềm dẻo ám thị cho đối phương biết sai lầm và những điều cần giữ kín của họ, như vậy có thể tạo cho họ một áp lực, nhưng cũng không được thái quá, chỉ cần "nhắc đến rồi dừng".

(2) Phóng đại thiếu sót của đối phương

Trong xã giao, ai cũng có thể không cẩn thận gây ra những sai sót nhỏ, thí dụ như đọc sai chữ, nói từ ngoài ngành, nhớ sai tên họ, chức vụ của người khác, lễ tiết có chút không thỏa đáng... Khi phát hiện ra đối phương có tình trạng như vậy, chỉ cần không liên quan gì đến đại cục là chúng ta không nên phóng đại nó lên, cố tình khiến cho mọi người đều biết, làm những thứ vốn không ai để ý đến trở thành to tát, trong chốc lát hiện ra rõ ràng. Càng không nên có thái độ "châm chọc", cho rằng "lần này đã nắm được chuôi của trò cười", chuyện bé xé ra to, lấy sai lầm của người ta ra làm trò cười

cho thiên hạ. Bởi vì làm như vậy không những khiến đối phương khó xử, tổn thương lòng tự tôn của họ, khiến họ chán ghét hoặc trả thù bạn mà còn bất lợi cho hình tượng xã giao của bạn, rất dễ khiến người khác cảm thấy bạn là người cay nghiệt, từ đó trong quan hệ sẽ kính nhi viễn chi, đề phòng cảnh giác bạn. Nếu lấy sai lầm của người khác ra làm trò cười, bản thân cũng có những sai lầm sinh ra trò cười.

(3) Khiến đối phương thất bại quá thảm hại

Trong xã giao, người ta thường hay tiến hành những hoạt động văn hóa mang chút tính chất thi đấu, cạnh tranh, thí dụ thi đánh cờ, đấu bóng bàn, cầu lông... Dù rằng đây là những hoạt động vui chơi văn hóa nhưng ai cũng đều mong muốn mình là người chiến thắng. Những người có kinh nghiệm xã giao, mặc dù "thực lực hùng hậu", có thể thắng đối phương tuyệt đối nhưng lại luôn không làm cho họ thất bại quá thảm, nhếch nhác tả tơi, trái lại cố tình để cho đối phương thắng một vài hồi, vừa không ảnh hưởng đến thắng lợi chung cuộc của bản thân, vừa không làm cho đối phương quá mất mặt. Thí dụ một số cao thủ cờ tướng, sau khi thắng liền mấy ván luôn cố ý đi sai nước để cuối cùng đối phương thắng một vài ván. Thực ra đã là hoạt động xã giao thì không phải là thi đấu chính thức, không cần thiết phải quá coi trọng chuyện thắng thua, mục đích chủ yếu vẫn là giao lưu tình cảm, tăng thêm mức độ thân thiết, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa; nếu không, cứ so đo tính toán sẽ gây cho đối phương tình cảm không tốt.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w