Tận dụng những quan hệ có liên quan để mở rộng quan hệ

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 95)

II. Sách lược và phương thức cơ bản trong

4. Tận dụng những quan hệ có liên quan để mở rộng quan hệ

Bạn sẽ giới thiệu bạn mới, bạn cùng học sẽ giới thiệu những người bạn học mới, đó chính là hiệu ứng dây chuyền, mang đến cho bạn nhân duyên từ những mối quan hệ liên quan. Nếu như bạn muốn mở rộng các mối quan hệ xã hội thì việc tận dụng các mối quan hệ liên quan như vậy có vai trò rất quan trọng.

Muốn quen biết nhiều người, bạn cần phải tiếp xúc với họ, muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ thì bạn cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất để xây dựng một nhân duyên tốt là tận dụng những mối quan hệ hiện có trong mạng lưới quan hệ của bạn, lấy mạng lưới quan hệ hiện có làm cơ sở nền tảng, như vậy thì mạng lưới quan hệ của bạn sẽ mở rộng rất nhanh chóng, cũng tương tự như con nhện dệt lưới, trên mạng lưới cũ của mình, xây dựng một mạng lưới mới, như vậy so với xây dựng một mạng lưới hoàn toàn mới sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.

Sự giao tiếp, tiếp xúc giữa con người với con người không thể tiến hành dựa trên hư không, nó phải được dựa trên một cơ hội ngẫu nhiên nào đó, có thể là trong học tập, công tác, hoặc những người ở mọi chân trời góc biển cùng tụ họp với nhau trong một không gian cùng tham gia vào một hoạt động, do tần suất giao tiếp nhiều nên con người có thể rất nhanh chóng quen biết nhau, cũng có thể điều đó là duyên phận. Nếu như bạn là người biết quý trọng cái duyên phận đó, biết tận dụng nó thì bạn sẽ có được mối nhân duyên tốt.

Như vậy thì làm thế nào để có được duyên phận tốt? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số phương pháp.

Người Trung Quốc vốn rất coi trọng quan hệ đồng hương. Người Trung Quốc sống ở những vùng đất khác nhau, chịu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh môi trường mà hình thành nên những phong tục tập quán đặc thù khác nhau, lễ nghi khác nhau, từ đó mà hình thành nên các dân tộc khác nhau với đặc điểm văn hoá khác nhau, bao gồm ngôn ngữ, trang phục, phương thức sống, nền văn hoá của các dân tộc khác nhau, hình thành những cộng đồng cư trú.

Khi bạn tới sinh sống ở một vùng đất mới, đột nhiên bạn nhận thấy rằng những nét đặc thù nơi bạn sinh ra và lớn lên đang theo bạn, ngôn ngữ địa phương nơi bạn sinh ra và lớn lên đã phần nào hạn chế khả năng giao tiếp của bạn, bạn mới nhận thức rõ ràng được bản thân mình sống trong một thành phố hoàn toàn xa lạ, bạn không thể sử dụng thói quen cũ trong giao tiếp trong môi trường mới, chúng ta cần phải có sự thay đổi. Lúc còn nhỏ, khi nghe câu nói "đồng hương gặp nhau, nước mắt rưng rưng" thì không hiểu gì cả, thường nghĩ rằng điều đó là không đúng. Đến giờ, sau khi sống một thời gian tại một thành phố hoàn toàn xa lạ thì mới có thể thực sự hiểu được câu nói này.

Khi chúng ta gặp một người đồng hương ở một nơi xa lạ, sự tương đồng về đặc điểm văn hoá đã kéo hai người lại gần nhau hơn, dùng ngôn ngữ của địa phương mình để nói chuyện về tình hình quê hương mình, quả thực là thú vị. Vì vậy tận dụng các mối quan hệ đồng hương để xây dựng nhân duyên là một việc làm rất tự nhiên.

Khi bạn sống ở một thành phố lớn, lần đầu tiên bạn kết bạn với người ở nơi đó, trong những trường hợp thích hợp, bạn đừng ngại thăm hỏi về tình hình quê hương người đó. Nếu như may mắn gặp được người đồng hương thì mối quan hệ đó của bạn sẽ tiến triển rất nhanh chóng, các bạn cũng sẽ rất nhanh chóng tìm được chủ đề liên quan tới quê hương của các bạn. Nếu như bạn là người có khả năng giao tiếp, thì bạn sẽ nhanh chóng trở thành một thành viên thân thiết trong mạng lưới quan hệ của người đó, sau đó, bạn hãy tận dụng các mối quan hệ của người đó, thông qua sự giới thiệu của người đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng bạn có thể nhanh chóng có được nhân duyên tốt. Thời nhà Thanh, ở kinh thành đã xây dựng rất nhiều "đồng hương hội quán", điều này rất có lợi cho những người ở các nơi khác tới làm ăn và sinh sống ở đây. Khi ở các thành phố lớn của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhiều trường đại học và cao đẳng, tại các trường học đó cũng xuất hiện rất nhiều hội tương tự, với lý do là liên hệ về mặt tình cảm, cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn.

(2) Tận dụng các quan hệ cùng học

Nếu như bạn tốt nghiệp đại học thì từ bậc học tiểu học đến bậc đại học bạn có rất nhiều bạn bè. Theo quy chế giáo dục 9 năm như hiện nay, cộng thêm với 3 năm trung học, 4 năm đại học, với khoảng thời gian là 16 năm học chính quy theo tính toán lý thuyết, số người là bạn cùng học với bạn không dưới 200 người - một con số rất khả quan. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhìn nhận cẩn thận, trong số 200 người đó, số người thường xuyên giữ liên lạc với bạn, những người có mối quan hệ thân thiết với bạn là bao nhiêu? Ít hơn 10 người? Nhiều hơn 10 người? 20 người? Trên 20 người?

Với con số như vậy bản thân bạn sẽ có lúc cảm thấy hối tiếc, những người trước đây đã cùng học với bạn trong bấy nhiêu năm, đến nay bạn không thể nhớ hết tên của từng người, thậm chí là hiện nay họ ở đâu bạn cũng không biết.

Vì vậy, tình bạn đồng lớp, cùng thầy là một thứ tình cảm cần phải trân trọng. Cho dù những người bạn học năm xưa, nay gặp lại không còn hồn nhiên như xưa nữa, có thể hiện nay mỗi người có một vị trí xã hội khác nhau, nhưng dù cho ở cương vị nào trong xã hội, thì cách đây vài năm, vài chục năm về trước, các bạn là những người cùng chung một mái trường, cùng là những học sinh. Nhớ lại thời học sinh, với những câu chuyện tuổi học trò, ai mà không khỏi bồi hồi xúc động. Vì vậy, nếu như bạn là người có tâm, thì dù cho hiện nay sự nghiệp của bạn có thành công hay không, bạn có thể tìm một thời gian thích hợp (thường là vào dịp nghỉ hè, thời điểm tốt nhất là vào dịp Tết nguyên đán) để tổ chức gặp mặt bạn đồng học, tất nhiên, việc chuẩn bị cho một cuộc gặp như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của bạn, nhưng đây là một việc rất đáng làm. Trong cuộc gặp gỡ những người bạn cũ, các bạn có thể cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm xưa, ít nhất thì các bạn cũng có thể cùng nhau nhớ lại một quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Hơn nữa, nếu như bạn cùng học với bạn đề nghị tổ chức hội đồng học, mời bạn tham gia thì bạn nên tham gia nhiệt tình. Nếu như bạn từ chối không tham gia thì có thể đó sẽ là một sự hối tiếc rất lớn trong cuộc đời của bạn. Đối với quan hệ giao tiếp xã hội của bạn thì đó cũng là một tổn thất lớn.

Đối với một người mới tốt nghiệp đại học, mối quan hệ rộng lớn quả là một tài sản lớn, bởi vì sinh viên đại học thường tiếp xúc với nhau rất nhiều, trong khuôn viên nhà trường, bạn có thể gặp gỡ rất nhiều bạn học, đến từ nhiều địa phương khác nhau thậm chí là cả học sinh người nước ngoài, điều này rất có lợi cho việc mở rộng kiến thức và mở rộng mạng lưới quan hệ của chính bạn.

Trong quá trình giao tiếp, trước hết cần phải biết rõ đối tượng tốt nghiệp trường đại học nào, bất luận là đại học, cao đẳng sơ cấp hay là tiểu học, chỉ cần tìm thấy một điểm tương đồng là có thể kết giao với nhau với rất nhiều chủ đề để hai người trao đổi. Nếu như biết rõ đối tượng là người học cùng trường với mình thì có thể đường đường chính chính giới thiệu về bản thân mình, ban đầu mở quan hệ với người đó, sau này thông qua người đó bạn sẽ mở rộng được phạm vi quan hệ bạn bè của mình.

Ngoài quan hệ đồng hương, quan hệ bạn đồng học, còn có rất nhiều những quan hệ khác như bạn cùng đường du lịch chẳng hạn, đó đều là những cây cầu để chúng ta mở rộng các quan hệ giao tiếp của mình.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w