Trong quan hệ không nên khiến người ta không xuống thang được

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 137)

VI. Trân trọng nhân duyên, thoát khỏi sai lầm kh

4. Trong quan hệ không nên khiến người ta không xuống thang được

Trong xã giao khó tránh khỏi những chuyện khó xử. Gặp tình huống này phải hết sức tìm biện pháp để hóa giải, đặc biệt là khi đối phương khó xử thì giúp họ xuống thang tức là tình người, họ sẽ mãi mãi ghi nhớ bạn.

Theo bậc thang mới có thể đi xuống, cũng có thể đưa thang cho người khác mới tránh được khó xử. Trong hoạt động xã giao, có thể cho người đang gặp chuyện khó xử một "bậc thang" phù hợp vào thời điểm thích hợp sẽ giúp bạn khỏi mất mặt, nó cũng coi như là một nguyên tắc xử thế lớn, là một đức tính tốt của con người, điều này không những giúp bạn có được tình cảm tốt đẹp của đối phương, mà còn giúp bạn xây dựng một hình tượng xã giao đẹp đẽ.

Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ Trung Quốc đi thăm hỏi quân đội Liên Xô (cũ) đóng ở Lữ Thuận. Trong tiệc chiêu đãi do Trung Quốc tổ chức, khi phiên dịch bài phát biểu của Thủ tướng, một trung úy quân đội Xô Viết đã dịch sai một chỗ. Một đồng chí trong đoàn đại biểu Trung Quốc lập tức đứng ra sửa lại. Điều này khiến Thủ tướng rất bất ngờ, đồng thời cũng khiến tư lệnh quân đội Xô Viết tại đó nổi cáu. Bởi vì sai lầm của thuộc hạ trong hoàn cảnh này làm cho tư lệnh mất mặt, ông này liền bước đến định lột bỏ ngay quân hàm, phù hiệu của trung úy này. Không khí trên bàn tiệc bỗng chốc trở nên vô cùng căng thẳng. Lúc này, Thủ tướng Chu Ân Lai kịp thời đem đến cho đối tượng một "bậc thang", ông ôn hòa nói: "Muốn dịch ngôn ngữ hai nước, theo chiều hướng tốt và hợp lý nhất là điều không dễ

dàng, cũng có thể do tôi nói không được hoàn chỉnh lắm". Đồng thời ông chầm chậm nhắc lại đoạn văn bị dịch sai để phiên dịch nghe rõ và dịch ra chính xác, hóa giải bầu không khí căng thẳng. Sau khi nói xong và cạn chén với các tướng lĩnh, anh hùng quân đội Liên Xô, Thủ tướng còn đặc biệt cạn riêng với người phiên dịch. Tư lệnh quân đội Liên Xô đóng tại Trung Quốc và các tướng lĩnh khác thấy cảnh tượng này đều ứa nước mắt khi cạn chén, người phiên dịch kia cảm động đến nỗi cầm cốc mãi không chịu đặt xuống.

Chúng ta không những phải ra sức tránh làm cho người khác không xuống thang được vì sự cẩu thả của mình, mà còn cần phải đưa cho một "chiếc thang" một cách khéo léo và kịp thời khi đối tượng có khả năng không xuống được, nếu không rất có thể sẽ vì cách thức không hợp lý mà mình vốn giúp đối phương xuống thang lại thành ra làm cho đối phương càng thêm khó xử. Ở đây cũng có mấy điểm cần chú ý:

(1) Phải chú ý không để lộ thanh sắc

Đã giúp đương sự "xuống thang" một cách có thể diện thì cũng phải cố gắng không để cho những người có mặt bên cạnh phát hiện ra, như vậy mới là "bậc thang" tốt nhất.

Có một bài báo rất có thể sẽ gợi ý cho mọi người.

Một lần nọ, một vị khách nước ngoài đãi khách ở nhà hàng Thủy tinh cung ở Thiên Tân, yêu cầu 3 bình rượu cho 10 người khách. Nữ phục vụ của nhà hàng tên là Tiểu Định biết rằng 10 người khách, 5 món ăn ít nhất cũng cần có 5 bình rượu, xem ra vị khách này không dư dật cho lắm. Vậy là Tiểu Định kín đáo đích thân rót rượu cho khách. 5 món đã đưa lên hết mà rượu trong chén của khách vẫn còn đầy. Người khách nước ngoài mặt mày rạng rỡ, cảm kích Tiểu Định đã giúp mình tiếp khách trọn vẹn, trước khi về còn hẹn lần sau lại đến.

Nếu Tiểu Định muốn làm cho vị khách này "bẽ mặt" thì quá dễ, nhưng làm như vậy sẽ mất đi một người "khách quen".

Người giỏi giao tiếp luôn biết kín đáo giúp đỡ đối phương thoát khỏi tình trạng khó xử như vậy.

(2) Phải chú ý dùng lời lẽ hóm hỉnh làm "bậc thang"

Hóm hỉnh hài hước là chất xúc tác giúp người ta qua lại với nhau, một câu hóm hỉmh có thể khiến hai bên vui vẻ và tha thứ nhau trong tiếng cười.

Khi nhà văn Phùng Kí Tài thăm Mỹ, một người bạn Mỹ đem con trai đến khách sạn thăm ông. Trong lúc họ nói chuyện, đứa trẻ to khỏe như con nghé kia trèo lên giường Phùng Kí Tài và ra sức nhảy nhót trên đó, nếu thẳng thừng bảo nó xuống, chắc chắn sẽ khiến cha nó cảm thấy có lỗi, mà bản thân chủ nhà cũng không mấy nhiệt tình. Thế là Phùng Kí Tài liền nói một câu hóm hỉnh: "Mời con trai ngài trở về trái đất đi".

Người bạn kia lại bảo: "Được, để tôi thương lượng với nó xem sao". Kết quả là vừa đạt được mục đích, lại vừa dí dỏm lý thú.

(3) Phải chú ý dùng hết khả năng lấy lại thể diện cho đối phương

Có khi gặp phải tình huống bất ngờ khiến cho đối phương rơi vào cảnh khó xử, lúc này trong khi đưa cho họ một "bậc thang", nếu bạn lựa chọn được cách thức hợp lý, tăng thêm thể diện cho họ là điều tốt nhất, làm cho đối phương càng thêm cảm kích, thí dụ như cách làm của thủ tướng Chu Ân Lai đối với người phiên dịch Liên Xô nói đến ở trên. Giúp đối phương lấy lại thể diện sẽ khiến họ cảm kích bạn vô cùng.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w