Chú ý tiểu tiết, tôn trọng đối phương

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 108)

III. Làm thế nào để người khác có thiện cảm với mình

4. Chú ý tiểu tiết, tôn trọng đối phương

Trong giao tiếp giữa con người với con người, nếu như một người không lưu ý tới tiểu tiết thì thường không tạo được ấn tượng đối với người đối thoại, điều này hoàn toàn không có lợi cho việc tiếp tục phát triển quan hệ sau này.

Nhiều người thường cho rằng, muốn mưu đại sự thì không nên quá chú trọng tiểu tiết, nếu không thì sẽ sa vào việc giải quyết các tiểu tiết, thực ra thì cách nghĩ như vậy là không hoàn toàn đúng. Chú ý tới các tiểu tiết chính là bạn đã có sự sắp đặt cẩn thận cho công việc của mình, là một biểu hiện của trách nhiệm của mình đối với công việc. Khi tiếp đón một người khách, cần phải có sự suy tính kỹ lưỡng. Việc đầu tiên là nói gì khi người đó từ trên xe bước xuống, sắp xếp người đó nghỉ ở khách sạn nào, thậm chí người đó thích hút loại thuốc nào.v.v... chỉ có như vậy mới có thể tạo được ấn tượng tốt về bạn trong lòng đối phương.

Lần đầu tiếp xúc với đối phương, càng cần chú ý tới tiểu tiết, vì nó sẽ quyết định việc bạn có tạo được ấn tượng ban đầu trong lòng đối tượng hay không. Trong cuộc sống của chúng ta, việc gặp gỡ một người chưa quen là việc thường xuyên xảy ra, như bạn làm ăn kinh doanh, hoặc là những người bạn mới, những đối tác buôn bán... Trước khi gặp mặt, cần phải có một chút hiểu biết về đối tượng, để có thể chủ động trong nói chuyện giao tiếp. Có một chút hiểu biết nhất định đối với đối tượng giao tiếp cũng là một biểu hiện của thái độ tôn trọng đối phương. Chúng tôi tin rằng câu nói sau khi gặp gỡ "Tôi biết là ngài rất thích sưu tầm, tôi cũng là một người chơi tem, rất mong được sự chỉ dẫn thêm của ngài!" rất dễ tạo được thiện cảm của người đối thoại với bạn. Khi gặp gỡ, quần áo trang phục cũng là vấn đề cần phải lưu ý, không nhất thiết là phải quá chỉn chu, chỉ cần lịch sự là được. Khi tham dự một lễ cưới mà bạn mặc một bộ đồ thể thao thì quả là không phù hợp. Nhưng khi hẹn bạn đi chơi dã ngoại một chuyến thì bộ quần áo đó lại là phù hợp. Khi có hẹn với một người nào đó, bạn tuyệt đối không nên tới muộn, sau khi trao đổi danh thiếp, nếu như bạn không nhìn danh thiếp của đối phương mà cho luôn vào túi là không lịch sự. Trong nói chuyện trao đổi với nhau, tất nhiên là bạn phải tạo ra cơ hội để nói về mình, nhưng cũng không được quên tạo ra cơ hội để trao đổi về những vấn đề mà đối phương cảm thấy thích thú. Nếu như bạn muốn hút thuốc, tốt nhất là nên có sự đồng ý của đối tượng. Nếu như nhiệm vụ của bạn là lễ tân đón khách, bạn nên chuẩn bị sẵn một bó hoa tươi trong phòng khách và một vài câu nói chào mừng, khách đến sẽ có cảm giác ấm cúng như ở nhà của chính mình vậy.

Tất nhiên, ngoài việc chú ý tới những tiểu tiết trong cuộc gặp đầu tiên với một người khách, khi gặp gỡ với người lớn tuổi, cấp trên, bạn cũng cần phải chú ý. Khi gặp mặt, một nụ cười kèm theo một lời chào hỏi là điều đầu tiên, bắt buộc phải có.

Khi bạn có việc gấp, cần vào phòng của cấp trên, bạn tuyệt đối không được quên gõ cửa. Khi quan điểm của bạn và của cấp trên có sự khác biệt, tranh cãi ngay lúc đó không phải là một biện pháp thông minh, nếu như muốn chứng minh quan điểm của mình, bạn hãy xin cấp trên cho bạn một cơ hội, lựa chọn khi chỉ có hai người để bộc lộ quan điểm của bạn, tuyệt đối không nên nói thẳng trước mặt nhiều người. Nếu như cấp trên hiểu sai về bạn, bạn cũng cần phải biết nhẫn nại, không nên tỏ thái độ đối đầu, tốt nhất là chờ cơ hội để nói riêng với cấp trên của bạn về vấn đề đó. Ngoài ra, nếu như bạn cùng đi với cấp trên đến đâu đó, bạn cũng không nên thể hiện mình một cách quá mức, phải tuỳ tình huống mà xác định vị trí của mình. Bình thường, nếu như cấp trên đối tốt với bạn, thường xuyên tỏ thái độ thân thiện với bạn thì bạn cũng tuyệt đối không nên làm như vậy với cấp trên, đặc biệt là ở những nơi đông người. Sự thân thiện của cấp trên đối với bạn thể hiện sự giản dị gần gũi của cấp trên với mọi người, những người lãnh đạo thường là cô độc hơn so với cấp dưới của mình, vì họ thường được nhiều người tôn trọng, cấp trên thể hiện sự giản dị, gần gũi với mọi người, đồng thời cũng mong muốn mọi người tôn trọng mình, vì vậy bạn nên để cấp trên chủ động gần gũi bạn, chứ bạn tuyệt đối không nên tỏ thái độ chủ động gần gũi, thân thiết với cấp trên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tuyệt đối không nên để cho cấp trên có suy nghĩ là bạn không tôn trọng ông ta.

Đặc biệt khi tiếp xúc với bạn bè là lúc ta rất dễ bỏ qua những tiểu tiết, tuy rằng khi tiếp xúc với bạn bè thì có thể thoải mái một chút, nhưng cũng cần phải lưu ý không nên quá tùy tiện, ranh giới giữa việc bạn không quan tâm tới tiểu tiết và không tôn trọng bạn bè rất mong manh. Ví dụ như bạn cho rằng bạn và bạn bè của bạn có quan hệ rất thân thiết, có thể tuỳ ý sử dụng đồ dùng của bạn cũng như trong cách xưng hô chào hỏi thì rất có thể có lần bạn của bạn sẽ tức giận. Khi có người nào đó muốn mượn đồ dùng của bạn bạn, bạn thay chủ nhân của đồ vật đồng ý hay từ chối đều là những hành động không lịch sự. Tự ý đọc nhật ký hay xem thư tín của bạn bè cũng là những hành động rất dễ dẫn tới mất bạn bè.

Nói tóm lại, khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần phải có sự suy nghĩ trước sau. Hành động, lời nói đó của mình có phương hại, có phải là thiếu tôn trọng đối phương hay không, vậy thì bạn đều phải chú ý đến rất nhiều vấn đề tiểu tiết.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w