Từ bỏ sự kiêu ngạo, giấu đuôi làm ngườ

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 70)

V. Hành sự không nên quá thông minh

6. Từ bỏ sự kiêu ngạo, giấu đuôi làm ngườ

"Giấu đi cái đuôi cao ngạo" dường như có một chút khôn ngoan lanh lợi. Nhưng đối nhân xử thế quá cao ngạo thì khó có thể chiếm được lòng tin và sự giúp đỡ của mọi người. Vì vậy nên giấu đi cái đuôi đó thì tốt hơn.

Hiện nay, có một câu nói phổ biến là "vỏ bọc", đó chính là tuyên truyền quảng cáo cho mình, che giấu các khuyết điểm của bản thân mình, khoa trương ưu điểm. Trong thời đại quan hệ xã giao, quảng cáo, tuyên truyền phát triển như hiện nay, "kẻ ngốc" trở thành những kẻ đáng cười. Nhưng trên thực tế, nền tảng cơ bản của quan hệ giữa con người với con người là sự chân thành. Cho dù kỹ xảo trong giao tiếp có thành thục tới đâu thì cũng có ngày bị bộc lộ nên sẽ không được lâu dài.

Trong "Đồng mông huấn" của Tống Nho Lữ có viết: "Bất cứ việc gì, nếu không đoan chính thì tâm cũng không đoan chính", phải là người có lòng chân thành thì mới có thể làm được những việc chân thành. Trong kết giao, đối nhân xử thế, trước hết không phải là vấn đề kỹ xảo mà là vấn đề lòng chân thành. Vì vậy, ông cho rằng "Những người khi hành sự, thuận thì có thể làm, nếu kiêu ngạo mà làm việc thì e rằng không tránh khỏi lúc có biến. Đối với người có lòng chân thành, có thể nhất thời bị thua thiệt, nhưng sẽ được người đời biết tới, vì vậy mà sẽ được đền đáp". Câu nói khuyên răn người đời trong đối nhân xử thế không nên giả tạo, không xuất phát từ đáy lòng mình, lời nói thị phi.

Trong xã hội ngày nay, trước hết cần phải học để trở thành người "ngốc" một chút chứ không phải là học "khôn", có nghĩa là cần phải giữ một chút thành thực, giảm bớt những giả tạo, như vậy mới có thể có được thành công. Thương mại hoá trong xã hội

chỉ chú trọng tới kỹ năng giao tiếp, đi theo con đường giả tạo thì sẽ không thể có được thành công lớn, không thể có được sự tin cậy trong quan hệ.

Con người cần có tầm nhìn xa trong đối nhân xử thế, kẻ sĩ bên ngoài thường có vẻ thật thà, đạo lý đó chính là cái đích phấn đấu của các nhà Nho Trung Quốc. Những lời của Tăng Quốc Phiên nói với em trai của mình cũng đã cho thấy điều này.

Em trai của ông viết thư, tự nhận mình thuộc loại trung thực, ông cũng cho rằng mình là người trung thực. Nhưng do thế sự nhiễu nhương, thay đổi nên có lúc cũng phải có chút xảo thuật gian trá, nên đã tự biến mình thành người xấu. Trên thực tế, những xảo thuật gian trá đó không phải là những thủ đoạn đắc nhân tâm, thậm chí có thể bị người cười chê. Làm cho mình trở nên xấu đi thì có gì là tốt đâu? Mất vài ngày ngồi suy nghĩ chẳng bằng nhất tâm hành xử bằng lòng chân thành, làm cho sự trung hậu, trung thực trong bản chất con người mình trở lại. Hiền đệ hiện đang ở xa, cũng cần phải sớm khôi phục lại sự trung thực, tuyệt đối không được đi vào con đường gian dối. Nếu người đời đối xử với ta gian trá thì ta vẫn cứ đối xử với họ trung thực, rồi dần dần mọi người cũng sẽ hiểu ra vấn đề. Còn nếu như cũng lấy sự gian trá để đối đãi lại họ thì oan oan tương báo, sẽ không bao giờ dừng được.

Tăng Quốc Phiên là một người cực lực phản đối thái độ kiêu ngạo của con người. Trong các cuốn sách của ông đã chỉ ra rằng, kiêu ngạo sẽ dẫn con người tới hoạ lớn, vì vậy phải loại trừ nó tận gốc, ông nói: "Từ xưa tới nay, nói tới những việc xấu, về cơ bản có hai điều: Có tài mà kiêu ngạo và lắm điều". Đan Chu là một người gian giảo, kiêu ngạo lại khéo nịnh, cũng là kẻ đa ngôn, chính vì vậy mà phụ thân là vua Nghiêu không truyền ngôi cho.

Trong một bức thư khác, Tăng Quốc Phiên lại đề cập tới vấn đề này, nhắc nhỏ em mình không nên nhiều chuyện, nội dung đại ý của bức thư như sau:

Trong số mấy người em, người em tên là Ôn là người có tư chất tốt hơn cả, nhưng lại là người lắm điều, tính tình thì lười biếng. Ta cũng đã từng gặp một số người trong đám bạn của ta cũng hay kêu ca phàn nàn, sau này chắc chắn sẽ gặp phải nhiều phiền phức... Đó là vô duyên vô cớ mà oán giận Thượng đế thì Thượng đế cũng sẽ không cho người đó có được vận may. Vô cớ oán giận người khác thì người đó cũng sẽ không tâm phục. Đạo lý báo ứng nhân quả sẽ có ứng nghiệm. Hoàn cảnh hiện nay của Ôn đệ là điều kiện rất thuận lợi cho người học hành, nhưng lại suốt ngày ca thán, oán trời, oán người, chẳng bao giờ bằng lòng với cái gì cả, quả thực là ta không thể hiểu nổi, sau này cần phải sửa chữa điểm yếu này,... Chỉ cần khi gặp phải hoàn cảnh muốn kêu ca phàn nàn thì tự hỏi lại bản thân mình: "Ta thực sự là trong tâm can có vấn đề gì không bình tĩnh. Phải tự ngăn chặn những suy nghĩ bất lương, nếu không quyết tâm sửa chữa thì không được. Tâm thái bình tĩnh, không chỉ khiến cho mình sớm có được công danh mà khi đã có được tâm thái bình tĩnh thì có thể tiêu trừ được nhiều bệnh tật".

Lạnh lùng lãnh cảm với mọi người, hay ca thán cũng chính là một trong những biểu hiện của sự kiêu ngạo. Tự cao tự đại là một trong những sai lầm lớn nhất của con người. Làm người phải biết khiêm tốn, trên góc độ cá nhân mà nói, đó là thái độ thành thực nhất, thế giới thì vô cùng rộng lớn, không thiếu gì sự lạ, một con người dù có thần thông quảng đại tới đâu thì cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ mà thôi. Huống hồ núi cao thì sẽ có núi khác cao hơn, nhân tài trên thế gian này thì vô kể, chỉ là bạn chưa từng được gặp mà thôi. Nhìn bên ngoài con người mà nói, khiêm tốn là một thái độ thực tế nhất. Làm người khiêm tốn không phải là giả dối mà là sự thành thực. Trong một bức thư gửi cho người anh cả của mình, Chu Hy đã viết: "Bất cứ việc gì, nếu biết khiêm tốn thì sẽ được mọi người yêu mến, ngược lại, nếu tự cao tự đại thì sẽ phải chịu nhục nhã". Điều đó có nghĩa là biết khiêm tốn thì sẽ gặp phúc lớn, nếu tự cao tự đại thì sẽ gặp hoạ. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Mã Túc diễn binh trên giấy, coi thường quân địch, cuối cùng đã thua trận, bản thân bị giết. Trong "Nhan thị gia huấn" có viết rằng: "Tự mãn thì gặp hoạ, khiêm tốn thì sẽ gặp may", đó quả thực là những lời nói chí tình.

Vì vậy, khi đối nhân xử thế, không nên lúc nào cũng giương cao cái đuôi lên, mà luôn luôn phải kẹp nó xuống, không nên giương giương tự đắc, mà nên biết nhìn lại mình, cần phải biết làm cho mình dường như yếu đi một chút, mềm mỏng hơn một chút. Bạn làm như vậy có thể nhất thời khiến cho tiểu nhân đắc chí, nhưng kẻ cuối cùng có thể cười lại chính là bạn. Cái cao thủ trong đối nhân xử thế của một kẻ thông minh thực sự là ở tầm nhìn xa.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w