Ghi nhớ tên của người khác là một việc rất quan trọng

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 105)

III. Làm thế nào để người khác có thiện cảm với mình

3.Ghi nhớ tên của người khác là một việc rất quan trọng

Con người ai cũng mong muốn được người khác tôn trọng, trong đó việc ghi nhớ tên của người khác sẽ khiến cho đối tượng cảm thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, trong giao tiếp, việc bạn nhớ tên của đối tượng sẽ rất dễ tạo được ấn tượng tốt đối với đối tượng.

Ghi nhớ tên của đối tượng, dễ dàng nói ra cái tên đó cũng giống như một việc ca ngợi, tán dương đối tượng. Nếu như bạn quên mất tên của đối tượng hoặc viết sai tên của đối tượng thì bạn đã ở vào một vị thế vô cùng bất lợi.

Ví dụ, một người Mỹ đã có một lần có một bài diễn thuyết tại thủ đô Paris của Pháp, người đó viết thư mời tất cả những người Mỹ hiện đang sống tại Paris tới dự. Nhưng một nhân viên đánh máy người Pháp do không thông thạo tiếng Anh lắm nên đã viết sai tên người. Một người Mỹ, là giám đốc ngân hàng lớn tại Paris, đã trả lời bằng một bức thư không hề khách khí rằng tên của mình đã bị viết sai.

Có đôi khi, việc nhớ tên của một người trở nên rất khó khăn, đặc biệt là với những cái tên khó đọc. Thông thường mọi người thường đều không nhớ rõ cái tên đó mà chỉ nhớ một cái tên khác, ngắn gọn dễ gọi, lâu dần thành quen.

Một người bán hàng nổi tiếng tới thăm một người khách có một cái tên rất khó nhớ, tên người đó là Nicole Maspai Patulas. Tuy nhiên, mọi người thường gọi anh ta là Nick. Trước khi tới thăm người khách đó, người bán hàng đã đọc đi đọc lại cái tên của người này. Khi người bán hàng chào anh ta với cái tên đầy đủ thì anh ta sững lại, vài phút sau, anh ta cũng không nói lên lời. Cuối cùng anh ta cảm động nói: "Thưa ngài, tôi sống ở đất nước này đã 5 năm, chưa có người nào gọi tôi với cái tên đầy đủ như vậy cả".

Ông vua đường sắt của nước Mỹ Andrew Carnegie cũng là một người rất biết cách tận dụng vấn đề này trong tiếp xúc với mọi người.

Thời Carnegie còn nhỏ, lúc ở Scotland, có một lần, bắt được một con thỏ, đó là một con thỏ mẹ, rất nhanh, ông đã tìm thấy tổ của nó, nhưng không có gì để nuôi chúng cả. Ông ta liền nghĩ ra một cách, ông gọi bọn trẻ ở nơi đó đến và bảo, nếu như bọn trẻ tìm đủ thức ăn để nuôi sống đàn thỏ đó thì ông sẽ lấy tên chúng mà đặt cho những con thỏ.

Phương pháp đó quả là hiệu nghiệm, kết quả là lũ trẻ tranh nhau đi tìm thức ăn cho đàn thỏ. Carnegie vẫn không quên điều đó.

Nhiều năm sau đó, ông cũng lợi dụng phương pháp đó vào lĩnh vực kinh doanh, đã kiếm được rất nhiều tiền. Chẳng hạn như, ông muốn bán đường ray tàu hoả cho công ty đường sắt Pensyvania, công ty này do Eige Thomsen làm tổng giám đốc. Do vậy, Carnegie đã cho xây dựng tại Pisburg một nhà máy cán thép lớn, đặt tên là "Xưởng thép Eige Thomsen".

Khi Carnegie và George Pulman cạnh tranh với nhau trong việc buôn bán xe nằm, ông luôn nhớ tới bài học kinh nghiệm với đàn thỏ năm xưa.

Khi Carnegie đã nắm giữ được công ty giao thông trung ương, khi cạnh tranh với công ty Pulman để hợp tác làm ăn với công ty đường sắt Thái Bình Dương, cạnh tranh nhau thậm chí có khi không còn lợi nhuận. Carnegie và Pulman đều đến văn phòng công ty Thái Bình Dương ở New York. Một buổi tối, hai người gặp nhau tại một khách sạn, Carnegie liền nói: "Chào ngài Pulman, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng ta, tất sẽ phải có một người bại trận, chi bằng chúng ta cùng hợp tác đi".

"Ngài nói như vậy nghĩa là thế nào?" Pulman muốn biết.

Thế là Carnegie liền nói hết những suy nghĩ của bản thân mình, hợp nhất hai công ty lại, cùng nhau hợp tác, chấm dứt cảnh cạnh tranh. Pulman chăm chú lắng nghe, nhưng không hoàn toàn đồng ý. Cuối cùng ông ta hỏi: "Công ty mới đó sẽ có tên là gì?" Carnegie lập tức trả lời: "Công ty xe khách Hoàng cung Pulman, đương nhiên rồi".

Mắt Pulman như chợt loé sáng lên: "Đến phòng làm việc của tôi" Ông ta nói, "Chúng ta cần phải thảo luận một chút". Cuộc thảo luận đó đã đưa đến một sự thay đổi lớn trong lịch sử của ngành đường sắt của nước Mỹ.

Cách tôn trọng bạn bè và những người đồng nghiệp là một trong những bí quyết tài năng lãnh đạo của Andrew Carnegie. Ông ta có thể gọi tên chính xác rất nhiều người công nhân của mình. Ông cũng cho biết, từ khi ông đảm nhiệm chức vụ ông chủ cho tới nay, nhà máy của ông chưa từng bao giờ xảy ra đình công.

Có rất nhiều người thường không nhớ chính xác tên của người khác, nguyên nhân chủ yếu thường là do người đó không thực sự quan tâm, lưu ý tới cái tên đó mà thôi.

Jim Falley chưa hề được học qua trung học, nhưng đến năm 46 tuổi lại có được chức vị rất cao, trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ và Bộ trưởng bộ Bưu điện.

Khi có người nói chuyện với ông, hỏi ông về bí quyết của thành công, ông đã trả lời, tôi luôn ghi nhớ họ và tên của người khác.

Quả thực, đến cả Franklin Roosevelt khi trở thành ông chủ Nhà Trắng cũng dựa vào cái khả năng đó để thành công. Trong mấy tháng Roosevelt tham gia cuộc tổng

tuyển cử, mỗi ngày Jim phải viết tới hàng trăm bức thư gửi tới các bang ở miền Tây và Tây Bắc, để cử tri khu vực này bỏ phiếu cho Roosevelt.

Mỗi khi tới một thành phố nào đó, ông ta đều dừng lại, trong các bữa ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, ông tiếp xúc với rất nhiều cử tri, cùng toạ đàm trao đổi với họ.

Khi Jim đến miền Đông, ông đã viết thư gửi tới những thành phố mà ông từng đi qua, yêu cầu người nhận thư thông báo lại cho ông biết tên của tất cả những người đã từng nói chuyện với ông. Tuy mở đầu của những bức thư đó thường là "Welt thân mến!" hoặc "John thân mến!", phần cuối thư thường là đề "Jim". Jim Falley từ lâu đã tin tưởng rằng, mỗi con người đều cảm thấy đặc biệt thích thú với cái tên của mình, mức độ thích thú đó thường lớn hơn tổng hòa sự thích thú về tên mình của tất cả mọi người trên thế giới.

Khi Jim Falley đảm nhiệm chức Tổng giám đốc của tập đoàn thạch cao, ông thường ghi nhớ kỹ một nguyên tắc trong quan hệ xã giao của mình, đó là ghi nhớ tên của những người mình gặp. Rất đơn giản, bất kỳ là khi giao tiếp với ai, ông đều ghi nhớ kỹ tên đầy đủ của người đó, thăm hỏi về tình hình gia đình, công việc và quan điểm chính trị của người đó. Jim ghi nhớ tất cả những thông tin đó trong đầu, lần sau gặp lại người đó, thậm chí qua hàng năm ông vẫn có thể vỗ vai hỏi thăm tình hình gia đình, con cái của người đó.

Nếu như bạn có thể ghi nhớ được tên của một người nào đó, trong lần gặp sau, bạn có thể gọi một cách chính xác tên của người đó, thì đó chính là bạn đã biểu thị một sự tôn trọng nhất định đối với người đó.

Các chính trị gia thường hiểu rất rõ chân lý: Nếu như nhớ được tên của các cử tri, thì điều đó có nghĩa là người đó có thể trở thành một nghị sĩ (đại biểu quốc hội). Nếu như không thể nhớ được tên của các cử tri thì điều đó có nghĩa là người đó sẽ bị lãng quên. Cho dù là trong sự nghiệp nói chung hay là trong chính trị nói riêng, đều cần phải có khả năng ghi nhớ được tên của người khác.

Napoléon đệ tam (Hoàng đế nước Pháp, cháu của Napoléon đệ nhất) đã từng tự hào nói rằng: Mặc dù ông ta rất bận công việc nhưng ông ta có thể nhớ rất chính xác tên của những người ông đã từng gặp. Tại sao ông ta có thể làm được điều đó? Rất đơn giản, nếu như chưa từng nghe tới cái tên của người gặp mình, ông ta liền nói: "Xin thứ lỗi, tôi chưa rõ tên của ngài!" Nếu như tên của người đó có một cái gì đó đặc biệt, ông ta sẽ hỏi: "Tên của ngài viết như thế nào?" Trong khi nói chuyện, ông ta thường vài lần nhắc tên của người đối thoại, cố gắng liên hệ giữa cái tên với các đặc điểm khuôn mặt và ngoại hình của người đó. Nếu như khuôn mặt của người đó gợi cho ông ta một điều gì đó thì ông ta sẽ rất dễ dàng nhớ được cái tên của người đó. Sau khi gặp gỡ một người nào đó, ông ta thường ghi lại tên của người đó vào giấy để ghi nhớ, ghi nhớ cái tên đó trong lòng, sau đó vứt mảnh giấy đó đi. Như vậy, ông cố gắng ghi nhớ tên của mọi người bằng thị giác và thính giác.

Xin hãy ghi nhớ, đối với một con người, cái tên của họ chính là một điều rất quan trọng, để có được sự thành công trong giao tiếp, trở thành một người được mọi người chào đón, hãy bắt đầu từ bây giờ, bạn hãy biết ghi nhớ tên của người khác!

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 105)