Con người không phải là thánh hiền, làm sao có thể không mắc sai lầm

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 74)

VI. Dám nhận sai lầm, biết nói lời xin lỗ

1.Con người không phải là thánh hiền, làm sao có thể không mắc sai lầm

Biết sai thì mới có thể sửa chữa được, đó là hành vi của kẻ trí, dám gánh trách nhiệm do sai lầm đó là biểu hiện của sự thành thực. Trên thế gian này, không có ai là không phạm sai lầm cả, nhưng biết sai để mà sửa chữa, dám nhận trách nhiệm do sai lầm của mình gây ra thì lại không nhiều.

Trong cuốn "Thế giới bi thảm" của Vũ Quả có viết: "Cố gắng hạn chế phạm sai lầm đó là nguyên tắc của đạo làm người. Không phạm sai lầm là giấc mộng của thiên sứ. Trên thế gian này không có ai có thể tránh được phạm sai lầm, sai lầm cũng giống như là lực hấp dẫn của trái đất vậy".

Trong cuộc sống, cho dù làm việc gì, chúng ta cũng đều mong muốn có được thành công mỹ mãn, không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Tuy nhiên, cuộc sống luôn trêu chọc con người, kết quả mà chúng ta luôn kỳ vọng thường không mấy khi xuất hiện, ngược lại, có thể chúng ta lại phạm những sai lầm đáng tiếc, thậm chí có những sai lầm phạm phải khiến chúng ta phải ân hận cả cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, những cái đó không phải là thứ khiến cho chúng ta phải ôm hận, cúi đầu hay gục ngã. Trên thực tế, đó là cuộc sống, là cuộc sống chân thực, hiện thực khách quan không hề vận động theo ý nghĩ chủ quan của con người, điều đó cũng có nghĩa rằng, đó là sự tàn khốc của cuộc sống.

Một học giả người Anh là Fuler đã từng nói: "Một xạ thủ thiện xạ cũng có khi bắn trượt". Như vậy, trong cuộc sống giao tiếp xã hội giữa con người với con người, chúng ta cần phải luôn chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với sai lầm. Bởi vì, những bậc thánh nhân cũng có khi phạm sai lầm.

Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Tần và nước Sái, không có lương thảo, phải ăn rau dại, bảy ngày trời không có hạt cơm vào bụng, nằm giữa trời mà ngủ. Nhan Hồi mang về được một chút lương thực, bỏ vào nồi nấu. Khi cơm chín, Khổng Tử thấy

Nhan Hồi bốc một nắm cho vào mồm ăn. Khổng Tử vờ như không thấy, một lát sau, Nhan Hồi bưng cơm lên mời Khổng Tử, Khổng Tử liền đứng dậy nói: "Hôm nay ta mộng thấy tiên quân, cơm cần phải sạch sẽ một chút để mang lên cúng". Nhan Hồi nói: "Không thể mang lên cúng được, cơm đã bị tro than rơi vào, cơm bị tro than rơi vào là điềm không lành, thôi để tôi ăn vậy". Khổng Tử thấy vậy than thở: "Điều con người tin tưởng là ở đôi mắt, nhưng những điều mắt thấy lại không thể tin được. Chỗ đáng tin cậy của con người là cái tâm, nhưng bây giờ cái tâm cũng không còn đáng tin cậy nữa. Các đệ tử hãy nhớ, để hiểu một con người là điều không dễ dàng!"

Sự vật hiện tượng thì vô cùng phức tạp, những biểu hiện bên ngoài nhiều khi mang tính lừa dối rất cao. Để nhận thức về một sự vật, trước hết chúng ta tiếp xúc với những biểu hiện bên ngoài của nó, vì vậy chúng ta rất dễ bị vẻ bên ngoài đánh lừa, vì vậy rất dễ phạm sai lầm.

Trong "Luận kịch bản", Gorki đã viết: "Không cần nói, chúng ta sẽ phạm một chút sai lầm. Chỉ có người đã chết mới không phạm sai lầm, vì người đã chết thì không thể hoạt động".

Có một người vốn rất cẩn thận, làm việc gì cũng suy nghĩ rất chu toàn. Nhưng người đó lại rất mẫn cảm với sai lầm. Đôi khi nói lỡ lời vài câu, thậm chí viết sai vài từ trong sách ông ta đều cảm thấy rất xấu hổ, ông ta thường trách người, trách mình những sai sót rất nhỏ, vì vậy những người xung quanh rất căm ghét ông ta.

Clair đã nói: "Sai lầm lớn nhất là tự cho rằng mình chưa hề phạm sai lầm". Như vậy, đối diện với thực tế giao tiếp trong xã hội, chúng ta phải thừa nhận một điểm, ai cũng có thể phạm sai lầm, bởi vì không ai trong chúng ta là toàn diện cả, phạm sai lầm, dám sửa chữa là được, không nên quá đòi hỏi bản thân mình và người khác, như vậy mới có thể vui vẻ trong tiếp xúc với mọi người.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 74)