Dũng cảm thừa nhận sai lầm chính là phương pháp tốt nhất khi đối đãi với chính mình

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 76)

VI. Dám nhận sai lầm, biết nói lời xin lỗ

3. Dũng cảm thừa nhận sai lầm chính là phương pháp tốt nhất khi đối đãi với chính mình

chính mình

Dũng cảm thừa nhận sai lầm của chính mình, đồng thời tìm cách sửa chữa sai lầm khuyết điểm đó chính là phương pháp đối đãi với bản thân mình tốt nhất, hơn nữa như vậy còn có thể có được thiện cảm và sự tôn trọng của người khác.

Trong giao tiếp nói năng thường ngày, kẻ túc trí đa mưu, nói năng suy nghĩ rất cẩn thận cũng có khi lỡ lời.

Con người dù có thông minh tới đâu đều có khi phạm phải sai lầm. Trên phương diện khách quan mà nói, phạm sai lầm không phải là điều đáng sợ, điều đáng sợ nhất là phạm sai lầm nhưng không dám đối mặt với sai lầm đó, không biết sửa chữa sai lầm. Như vậy là sẽ rơi vào hoàn cảnh rất nguy hiểm.

Con người khi phạm phải sai lầm thường có hai dạng thái độ như sau: Thứ nhất là kiên quyết không thừa nhận sai lầm; Dạng thứ hai là thẳng thắn nhận sai lầm khuyết điểm.

Đối với loại không chịu nhận sai lầm khuyết điểm, điểm lợi của loại này là không phải chịu hậu quả, không phải gánh vác trách nhiệm, mà khuyết điểm sẽ rơi vào đầu những người khác có liên quan. Như vậy là muốn lui cũng được mà muốn trốn tránh cũng được, giữ được sĩ diện, tránh được tổn thất mất mát. Trên thực tế, nếu như bạn phạm sai lầm, nhưng không chịu thừa nhận thì hậu quả bạn nhận được thường là lớn hơn lợi ích bạn nhận được. Trước hết, sai lầm của bạn có rất nhiều người biết, thái độ và hành động của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh bạn cho rằng bạn là một người "khom lưng". Nếu như sai lầm của bạn có đầy đủ nhân chứng vật chứng thì bạn không thể trốn tránh trách nhiệm, nếu bạn cố tìm cách trốn tránh trách nhiệm thì bạn chỉ phí công. Nếu chỉ là những sai lầm nhỏ nhặt thì bạn càng không cần phải ngoan cố không nhận lỗi làm gì, ngoan cố không nhận lỗi sẽ tạo ra trong đồng nghiệp của bạn ấn tượng rất xấu về bạn. Sau khi ấn tượng xấu về bạn được hình thành thì cấp trên của bạn sẽ không tiếp tục dám trọng dụng bạn nữa, vì sợ rằng có ngày bạn sẽ kéo cả họ xuống nước, các đồng sự cũng không dám hợp tác với bạn nữa vì sợ bạn lại giở mánh khoé với họ. Hơn nữa, nếu bạn kiên quyết không nhận sai lầm khuyết điểm, dần sẽ hình thành thói quen, như vậy thì bạn còn có năng lực để giải quyết vấn đề nữa hay không? Vì bạn tự cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng.

Thẳng thắn nhận khuyết điểm, có thể bạn sẽ phải gánh vác trách nhiệm, có thể phải chịu quả đắng. Nhưng trong tuyệt đại đa số tình huống, những người xung quanh cũng sẽ không vì thế mà đẩy bạn tới đường cùng. Bạn đã nhận sai lầm rồi, còn yêu cầu gì nữa? Hơn nữa, nhận sai lầm khuyết điểm tức là bạn đã nhận trách nhiệm trước cấp trên, chủ động nhận hình thức kỷ luật, nếu như cấp trên không chịu tha thứ cho bạn thì cũng ảnh hưởng tới hình ảnh của ông ta trong lòng cấp dưới.

Điểm lợi của việc thẳng thắn nhận sai lầm khuyết điểm, trước hết là tự xây dựng cho mình hình ảnh của một người dám làm dám chịu, dám chịu trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, cấp trên sẽ yên tâm về bạn, cấp dưới sẽ tôn trọng bạn, đồng sự sẽ yêu mến bạn. Nhận một sai lầm khuyết điểm thì có gì là lớn đâu. Thứ hai là phải dũng cảm đối mặt với sai lầm khuyết điểm thì sau này mới có thể tránh được sai lầm khuyết điểm, từ đó mới có thể nâng cao trình độ và năng lực của bản thân mình, sai lầm chính là hòn đá mài con dao thăng tiến. Hơn nữa, việc bạn thẳng thắn nhận sai lầm khuyết điểm có thể bị cấp trên phê bình khiển trách, vô hình chung, bạn ở vào vị trí của kẻ bị nạn, vì vậy khiến cho những người xung quanh lại tỏ

thái độ đồng cảm, chia sẻ với bạn, vì vậy bạn thu phục được nhân tâm của những người xung quanh. Mặc dù bạn bị phê bình khiển trách, thậm chí cấp trên phạt trách bạn thì cũng không phải là vấn đề quá lớn. Cuối cùng mọi người đều đồng tình với bạn.

Vì vậy, con người không nên sợ phạm sai lầm, điều đáng sợ nhất là sau khi phạm sai lầm rồi không dám nhận sai lầm, không dám sửa chữa sai lầm. Bạn thẳng thắn nhận sai lầm khuyết điểm, đồng thời tìm cách sửa chữa sai lầm khuyết điểm thì sẽ chẳng có ai cho rằng bạn là con người sai lầm cả!

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w