Mở to mắt nhận rõ "khổ nhục song hoàng"

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 35)

IV. Đề phòng và đối phó với tiểu nhân trên thương trường

5. Mở to mắt nhận rõ "khổ nhục song hoàng"

Khổ nhục kế là một loại khá đặc biệt trong nghệ thuật lừa đảo, mấu chốt là lấy giả làm thật khiến người khác khó phân biệt được. Đề phòng nghệ thuật lừa này không những đòi hỏi phải có khả năng nhận thức mà còn phải có tấm lòng không ham muốn của rẻ.

Dưới đây là một câu chuyện có thật.

Một hôm, trong nhà chờ ở bến xe khách đường dài, khi mọi người đang buồn bã chờ đợi, một chàng trai trẻ móc từ trong túi một chiếc áo khoác bằng nỉ, cầm ở tay và nói:

"Ai da, tấm áo khoác này trong cửa hàng bán 146 đồng, tôi mua với giá 145 đồng". Anh ta nhìn quanh một lượt những người đang đứng đợi xe.

Nếu không bán được... mùa đông sắp qua rồi, tôi sẽ lỗ nặng mất. Ai mua, ai mua nào? Tôi lấy 140 đồng

"Cho tôi xem", một khách tuổi trung niên cầm tấm áo xem xét kĩ lưỡng. Hàng thật! Chất lượng tốt lắm

"Hàng thật giá rẻ, rẻ hơn cửa hàng nhiều! Loại áo này trên thị trường bán 200 đồng cơ! Anh ta cất cao giọng.

Trong lúc mọi người đang chuyền tay nhau xem áo thì bỗng có hai thanh niên khôi ngô tuấn tú mặc trang phục công thương đi đến. Một người giật tấm áo từ tay khách, người kia nắm lấy kẻ bán áo nói:

A, mày lại đến đây buôn bán ư! Đã bảo mày bao nhiêu lần rồi? Bán hàng không giấy phép tuyệt đối phải cấm chỉ! Giáo dục mãi mà không hối cải, xem ra phải phạt nặng mới được! Phạt 200 đồng, đưa ra đây nhanh lên!

"Tôi, tôi còn chưa bán được tiền! Tôi không bán nữa, không bao giờ bán nữa". Người bán áo rối rít xin tha.

Người đang cầm áo liền tung ra một quả đấm, đồng thời túm lấy người bán áo đang chực ngã ngửa: "Không có tiền... bán áo mà trả!"

Anh ta huơ huơ tấm áo trên đầu, nói "Áo mua nào? Giảm giá 30%, còn 98 đồng" "Tôi mua một chiếc" - Một phụ nữ ở phía sau chen đến.

"Tôi cũng mua một chiếc... rẻ quá!" - Một phụ nữ ở phía ngoài cũng hô lên. Khách đi xe thấy vậy cũng lũ lượt đòi mua. Vụ bán áo diễn ra hết sức thuận lợi. Xe khách đã đến, khi xe sắp chạy, hai vị "Công thương" đẩy người bán áo ra: "Không phạt nặng nữa!" nói rồi bỏ đi, hai phụ nữ hô mua áo ban nãy cũng đi ra.

"Ơ, sao họ không lên xe?" Có người nghi ngờ hỏi.

"Ôi!? Đây không phải là vải nỉ!" Khi xe đã chạy được một cây số, có một người mua áo kêu lên.

Các lữ khách kinh ngạc xem kĩ tấm áo, vo vo sờ sờ, có người mặc áo nỉ thật đem ra so... đúng là hàng giả!

Cuối cùng một vị khách đeo kính cận khẳng định đây là hàng giả, một tấm áo như vậy đắt nhất cũng không quá 50 đồng.

Đây gọi là nghệ thuật lừa đảo "Khổ nhục song hoàng". Phân tích kĩ sự việc, chúng ta có thể thấy được mấy điểm có tác dụng mê hoặc trong đó, một là những lời người bán áo kia tự nói ra và phán đoán chất lượng giả dối của người khách trung niên; Hai là biểu hiện "chấp pháp" của nhân viên "công thương"; Ba là hai người phụ nữ tranh giành mua áo, tạo nên cao trào các lữ khách đều tranh nhau mua. Dụ dỗ khách hàng để đạt được mục tiêu lừa đảo.

Trong vở kịch "khổ nhục kế", sở dĩ kẻ lừa đảo thực hiện được mục đích là bởi đã lợi dụng được tâm lý tham rẻ của con người. Nếu kẻ lừa đảo trực tiếp dùng biện pháp hạ giá để bán hàng kém chất lượng thì những người khách kia sẽ mở túi ra mà quan sát kĩ lưỡng chất lượng và sẽ không có ai mua cả. Dù có người mua thì họ cũng ép giá hết cỡ và chọn chiếc áo tốt nhất. Nhưng việc xử phạt của "nhân viên công thương" sẽ không gây cho khách hàng cảm giác là hàng giả, mọi người vẫn cho rằng mình mua được hàng rẻ.

Chúng ta đề phòng trò lừa đảo này ra sao? Ngoài việc hết sức cẩn thận thì còn phải có khả năng phân biệt hàng hóa thật giả tốt xấu, không được đặt hy vọng vào phán đoán của người khác, nếu không sẽ sai lầm theo phán đoán giả dối của người khác để rồi mắc lừa. Đồng thời cũng không nên tin theo một cách mù quáng, a dua theo trào lưu, lại càng không nên tham rẻ, nếu không tiền trong túi bạn rất có thể sẽ bị loại người bạn không hề nghi ngờ kia "cướp" mất.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w