Thành thực thẳng thắn, không nên quá tự á

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 75)

VI. Dám nhận sai lầm, biết nói lời xin lỗ

2.Thành thực thẳng thắn, không nên quá tự á

Tục ngữ có câu: "Ngọc vô tỳ vết, nhân vô thập toàn". Chúng ta sống trong xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người, có một chút sai lầm là điều không tránh khỏi, điều quan trọng là dám thừa nhận sai lầm, biết nói lời xin lỗi, để lỗi lầm qua đi.

Trong thực tế cuộc sống, chẳng có ai không do nhất thời sơ ý hoặc bồng bột mà không phạm phải sai lầm. Đôi khi, sai lầm đó có thể dẫn tới mâu thuẫn, xung đột giữa con người với con người. Khi đã xảy ra những vấn đề lớn như vậy, thì bạn phải làm gì để cứu vãn tình thế, làm gì để mọi người có thể hiểu được bạn và tha thứ cho bạn?

Chẳng hạn như bạn làm sai một việc gì đó, bạn cần phải biết nhận lỗi, không nên che giấu khuyết điểm, đặc biệt không được đổi trắng thay đen.

Trong quan hệ giao tiếp trong xã hội hiện nay, con người thường vì lập trường và lợi ích của bản thân mình, mặc dù biết rất rõ khuyết điểm của bản thân mình nhưng cũng không thể đặt cái tự tôn xuống, không thể vui vẻ nhận lỗi. Vì vậy đã mượn cớ

tìm tới sự giải thoát, âu cũng là sự thường tình của con người, nhưng đây cũng không phải là con đường duy nhất. Việc che giấu, nói dối để che đậy lỗi lầm chẳng bằng bạn thẳng thắn nhận lỗi và xin lỗi đối phương, như vậy sẽ tốt hơn.

Có một nhà doanh nghiệp đã nói, lời xin lỗi thành thực chứ không phải là những lý do nguỵ biện để che đậy khuyết điểm thì tôi sẽ coi đó là thái độ thành thực và tôi sẽ dễ dàng tha thứ cho sai lầm của người đó, không truy cứu nữa. Tuy nhiên đối với những người đồng sự cố tìm cách che đậy khuyết điểm, thì không những tôi nghiêm khắc chỉ ra khuyết điểm của họ mà còn nghiêm khắc kiểm điểm họ.

Người sáng lập tập đoàn quản lý quốc tế người Mỹ tên là Mike Kwan khi đề cập tới vấn đề này đã cho rằng: "Trước hết, chủ động thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình chính là một cách tốt nhất để có được sự tin cậy của cấp trên, dũng cảm nhìn thẳng vào khuyết điểm, sai lầm của bản thân mình, thì đó là một con người có lòng tự tin kiên định, tin tưởng vào thành công của mình ở phương diện khác. Thứ hai, ở đây cũng có vấn đề về hành động, con người dám dũng cảm thừa nhận sai lầm của bản thân thì mới là con người đưa ra được cách sửa chữa lỗi lầm của mình. Thứ ba, phương pháp này có thể giúp cho cả hai bên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Không biết là đã có bao nhiêu lần tôi mong muốn người khác có lòng dũng cảm, phong độ, vui vẻ thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình chứ không phải là một sự ra sức giải thích về khuyết điểm của bản thân mình".

Mặc dù dám thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình có nhiều điều lợi, sau khi chúng ta phạm sai lầm, tại sao lại không dám vui vẻ tạm thời đặt cái tự tôn sang một bên?

Dũng cảm thừa nhận khuyết điểm sai lầm, không cố sức giải thích về sai lầm khuyết điểm đó, vốn là một đức tính tốt của đạo làm người, cũng là một thứ học vấn cao thâm nhất của nghệ thuật giao tiếp trong xã hội. Trên thế giới, phần lớn sự vật hiện tượng vốn không cần những từ ngữ che đậy mà bạn cần phải biết rằng, ai cũng thích sự tự tôn tự đại, khi bạn nói ra một câu nói đủ để thể hiện sự khiêm tốn của bản thân mình, để thoả mãn sự tự tôn tự đại của đối phương thì bạn sẽ có được không ít thứ.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 75)