IV. Đề phòng và đối phó với tiểu nhân trên thương trường
3. Suy nghĩ kĩ rồi mới hành động, kéo dài thời gian để nhận rõ lừa đảo
Việc gì cũng phải suy nghĩ rồi mới làm, điều này rất hữu ích cho việc đề trên thương trường, bởi vì kẻ lừa đảo dù sáng suốt đến đâu cũng không tránh khỏi có sơ xuất. Suy nghĩ kĩ càng chính là cách để phát hiện ra sơ xuất này.
Trong hoạt động thương nghiệp, người ta bị lừa luôn chỉ là bị lừa nhất thời, khi sự việc qua đi, suy nghĩ kĩ càng mới phát hiện ra kẽ hở, mới nghĩ đến chỗ đáng nghi ngờ. Nhưng lúc này bị lừa đã trở thành sự thật, hối hận cũng không kịp.
Bởi vậy trong quan hệ kinh tế không nên quá nóng vội để đề phòng bị lừa, mà cần trải qua một thời gian, phải không ngừng quan sát, xem xét kĩ lưỡng trong một thời
gian nhất định rồi mới hành động. Suy nghĩ kĩ không chỉ là nghĩ nhiều mà còn có nghĩa là suy nghĩ trong thời gian nhất định. Thời gian sẽ thay đổi nhận thức của con người, làm nhạt bớt tình cảm, khiến cho đầu óc bình tĩnh trở lại. Muốn đề phòng bị lừa thì phải kéo dài thời gian để phán đoán, quyết định cho hợp lý. Chúng tôi gọi đó là phép kéo dài thời gian. Phép kéo dài thời gian có thể tránh đầu óc nóng vội, giúp người ta bình tĩnh suy xét, tránh bị sập bẫy. Dưới đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật.
Tiểu D đến cửa hàng bách hóa dự định mua một chiếc áo khoác da. Mua một chiếc áo khoác hơn 1.000 tệ cần phải hết sức thận trọng. Suốt cả buổi sáng, đi hết mấy cửa hàng lớn mà vẫn chưa thấy chiếc nào phù hợp. Ở tầng hai của một cửa hàng, một chàng trai hơn 20 tuổi đi qua, hạ thấp giọng nói:
"Thưa cô, cô muốn mua áo khoác phải không?". "Vâng, tôi vẫn chưa chọn được".
"Chỗ tôi có một chiếc, cô xem có hợp không? Tôi làm ở nhà máy da, mỗi người được phát một chiếc, đây là phiếu cung cấp. Tôi chịu thiệt tí chút cũng được".
Tiểu D cầm tấm áo xem xét, mặc vào rất vừa, lại nghe nói có thể giảm 400 tệ, trong lòng có chút do dự. Lúc này, một người bên cạnh có vẻ như nhân viên bán hàng với lên quầy lấy bàn tính, tính toán rồi bảo: "Mua tấm áo này có thể rẻ hơn ở cửa hàng nhà nước mấy trăm đồng". Tiểu D thấy nhân viên bán hàng cũng bảo là rẻ nên quyết định mua tấm áo.
Vừa mặc cả xong, Tiểu D lại nghĩ không nên vội vàng, chất lượng da của tấm áo này cụ thể ra sao? Mà mình lại không biết, nhất định phải suy nghĩ kĩ, tốt nhất là nhờ ai đó đánh giá hộ. Cô nghĩ ra một cách: Thử phản ứng của người bán áo khoác xem sao. Cô nói: "Tôi có một người bạn bán hàng da ở tầng trên, chúng ta cùng đi nhờ đánh giá chất lượng xem thế nào? Người bán áo cố tình không đi, nhất định đòi Tiểu D trả tiền trước đã. Tiểu D biết ngay trong chuyện này có gian trá. Hai bên còn đang giằng co, bỗng nghe bên cạnh có người hô lên "Đó là hàng giả da", Tiểu D quay lại nhìn thấy người bán áo và người giả dạng nhân viên bán hàng kia cùng lúc xuống lầu, bấy giờ mới hay chút nữa đã bị lừa.
Kẻ lừa đảo chỉ có thể nhất thời lừa gạt người khác, sau một thời gian sẽ bại lộ. Trong hoạt động mua bán, khi lợi ích đến quá dễ dàng nhất định không được nóng vội, không nên chỉ nghĩ đến tiết kiệm được tiền hoặc có lợi, nếu không sẽ dễ bị lừa. Vận dụng phép kéo dài thời gian có thể tránh đầu óc nóng vội, qua bình tĩnh xem xét tránh được bị lừa.