I. Nhân duyên tốt là vốn lớn nhất của con ngườ
2. Nhân duyên là tấm gương lớn trên tường của bạn
Cuộc đời của con người như một tấm gương, thông qua đó, bạn có thể hiểu được chính bản thân mình, hiểu được xã hội, hiểu được con người, còn có thể học được rất nhiều điều từ những con người, sự vật trong cuộc sống xung quanh mình.
Ý nghĩa đầu tiên của câu "nhân mạch tư nguyên" (Nguồn của nhân mạch) chính là những điều học được trong giao tiếp giữa con người với con người, từ đó mỗi người sẽ có được "nhân sinh tư nguyên" (nguồn của cuộc đời). Trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, chúng ta có thể học được ba điều sau:
(1) Hiểu được chính bản thân mình
Thông thường, con người thường phạm một sơ xuất, đó là tự cho rằng mình hiểu bản thân mình nhất. Trên thực tế, chúng ta nhận thức về bản thân mình rất có hạn, dường như không thể miêu tả chi tiết được cá tính, năng lực sở trường và sở đoản của chính bản thân mình. Khi bạn cho rằng "Đó là con người chân chính của mình" thì thông thường chúng ta chỉ nhìn thấy "cái tự thân có ý thức" và "hành động của chính bản thân mình", mà tất cả những thứ đó thì cũng chỉ là một bộ phận của cái tôi mà thôi.
Chúng ta thường là rất khó có thể hiểu được chính bản thân mình, phương pháp duy nhất là dựa vào sự so sánh của những người xung quanh mình hoặc trong quan hệ giao tiếp xã hội, dần dần chúng ta hiểu được mình trong con mắt của người khác, có đôi khi, phải thông qua sự dạy bảo của người đi trước hoặc lời khuyên bảo của bè bạn chúng ta mới tỉnh ngộ, mới có thể thực sự hiểu được chính bản thân mình. "Coi những người xung quanh là tấm gương, có thể hiểu được điều được và mất". Trừ phi có người là tấm gương cho bạn, nếu không thì bạn sẽ rất khó có thể hiểu được bản thân mình là người như thế nào.
(2) Hiểu được xã hội
Chúng ta thường có thói quen hiểu xã hội, kinh nghiệm của người khác, qua sách báo, tạp chí, qua các phương tiện truyền thông và qua cuộc sống thường nhật của chính chúng ta, những yếu tố này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào xã hội. Tuy nhiên hiểu xã hội không qua việc trải nghiệm thực tế cuộc sống thì sẽ rất hạn hẹp, cũng giống như là "ếch ngồi đáy giếng" vậy, khiến cho chúng ta khó đưa ra được những kết luận chính xác. Những tri thức báo chí và các phương tiện truyền thông khác truyền đạt cho chúng ta chẳng qua cũng chỉ là một tấm bản đồ, nếu chỉ dựa vào nó thì sẽ không thể hiểu được thực tế cuộc sống. Nếu dựa vào trải nghiệm thực tế của một con người để xây dựng thế giới quan, thì sau đó, cùng với việc giao tiếp xã hội, cái thế giới quan đó sẽ phải có sự điều chỉnh.
Mọi người thường nhớ quãng thời gian từ khi bước vào học tập cho đến khi tốt nghiệp, thường được nghe cha mẹ răn dạy những câu như: "Thế giới bên ngoài vô
cũng phức tạp". Quả thực, thế giới bên ngoài và thế giới trong lý tưởng của chúng ta là hoàn toàn không giống nhau. Đơn giản mà nói, chỉ có quan hệ giao tiếp với con người thì bạn mới có thể thực sự hiểu được thực tế xã hội.
(3) Hiểu được con người
Trong cuộc đời của mỗi con người thường chịu ảnh hưởng của một người nào đó, người đó có thể là cha mẹ, người thân, cũng có thể người đó là cấp trên hoặc đồng sự. Ở họ, chúng ta không những có thể nhận thức đầy đủ hơn về bản thân mình, hiểu đầy đủ hơn về xã hội, đồng thời qua thái độ của họ với cuộc sống mà chúng ta nhận thức được cuộc đời là gì.