Phải biết nhượng bộ mới có thể được mọi người chấp nhận bạn

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 109)

III. Làm thế nào để người khác có thiện cảm với mình

5. Phải biết nhượng bộ mới có thể được mọi người chấp nhận bạn

Giữa con người với nhau, khi khó có thể có được kết quả hợp tác tốt, chỉ có con đường duy nhất là hợp tác thì mới có thể khiến cho người khác muốn kết giao và hợp tác với bạn, có như vậy thì quan hệ mới có thể gắn bó và bền chặt được.

Hamont đã từng được mệnh danh là một nhà công trình sư khai mỏ vĩ đại nhất thế giới, cuộc đời của ông có rất nhiều câu chuyện cảm động, trong đó có một câu chuyện về kinh nghiệm tìm việc làm của ông sau khi tốt nghiệp đại học tại nước ngoài.

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Yale, Hamont quay trở lại Đức làm chương trình Thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp, quay trở lại Mỹ, ông đã tìm tới miền Tây nước Mỹ với hy vọng có thể tìm được việc làm tại đó. Nhưng ông chủ của mỏ khoáng sản tại đó tên là Hester vốn là một người cổ quái và ấu trĩ, bản thân ông ta là một người rất ít học nhưng lại không hề tin tưởng vào những người có trình độ, ông ta tỏ thái độ coi thường người thanh niên có học vị mới đến xin việc làm.

Sau khi đã xem xong lý lịch của Hamont, người chủ mỏ không thèm ngẩng đầu lên, nói: "Tôi không muốn dùng anh, bởi vì anh đã tốt nghiệp thạc sĩ tại Flaighburg, trong đầu của anh chỉ có một đống lý luận vô dụng mà thôi, tôi không muốn có một công trình sư chẳng hiểu thực tế gì cả!". Tuy nhiên, Hamont vốn đã biết trước tính tình của người chủ mỏ, liền nói: "Nếu như ngài hứa giữ bí mật, không nói cho cha tôi biết, tôi sẽ cho ngài biết một bí quyết", người chủ mỏ đồng ý. Hamont cố ý làm ra vẻ bí mật nói: "Ở Đức tôi chẳng học cái gì cả, tôi đã ở đó chơi bời cả 3 năm, trong đầu tôi chẳng có cái gì cả". Nghe câu nói đó, người chủ mỏ bật cười lớn: "Tốt, rất tốt, tôi tuyển dụng anh, ngày mai anh bắt đầu đi làm!"

Trước một người ấu trĩ, cố chấp như ông ta mà có thể dễ dàng có được sự chấp thuận vào làm việc, đạt được mục đích của mình, thực ra nguyên nhân chủ yếu là do Hamont hiểu và vận dụng sách lược khi cần thì không ngại việc phải nhượng bộ.

Trong thực tế giao tiếp của chúng ta, không tránh khỏi việc tranh cãi với người khác do bất đồng quan điểm hoặc do vấn đề lợi ích, khi đó, chúng ta cần phải biết bình tĩnh, suy nghĩ xem việc tranh cãi đó có đáng không, có nhất thiết phải vì một chút lợi ích nhỏ, một chút hư danh mà căng thẳng với đối phương không. Có đôi khi chúng ta nhất thời manh động, không kiềm chế được tình cảm của mình, có khi dẫn tới trở mặt với đối phương. Nhưng sau đó khi đã bình tĩnh lại thì lại nhận thấy rằng việc tranh chấp đó là hoàn toàn không đáng, khi đó dù bạn có hối hận thì cũng đã muộn. Và sau đó bạn lại phải tốn rất nhiều công sức và thời gian đi hàn gắn đổ vỡ do mình gây ra.

Người Trung Quốc thường có sách lược giống như khi đánh cờ, đó là "lấy lùi để tiến", sách lược này hoàn toàn có thể vận dụng trong quan hệ giao tiếp của chúng ta. Con người đều có khả năng tự nhận biết về mình, một lần bạn nhượng bộ người khác, người đó khi đó có thể không nhận ra, nhưng sau đó thì thế nào cũng sẽ nghĩ tới, rất có thể họ sẽ hối hận vì hành động đó mà khâm phục sự cao thượng và rộng lượng của bạn. Mọi người đều biết câu chuyện Liêm Pha và Lạn Tương Như, câu chuyện này càng cho chúng ta thấy rõ điều này.

Liêm Pha vốn là một vị đại quan, thường tỏ thái độ không phục những người trẻ tuổi có tài như Lạn Tương Như, vì vậy nhiều lần tìm cách làm bẽ mặt Lạn Tương Như, thậm chí còn nói xấu sau lưng Lạn Tương Như. Tuy nhiên Lạn Tương Như thường tỏ thái độ né tránh hoặc nhượng bộ Liêm Pha, thường đặt lợi ích quốc gia lên trên những hiềm khích cá nhân, điều đó đã khiến cho Liêm Pha hối hận, từ đó mới có

câu chuyện mang roi đến nhận tội, sau đó hai người trở thành bạn tâm giao. Vì vậy, những vấn đề vụn vặt không phải là quan trọng đối với một cá nhân thì nhượng bộ người khác một chút cũng không có điều gì là ghê gớm cả.

Ngược lại, bạn chiếm ưu thế trong cuộc tranh giành đó, người khác thì ở thế yếu hơn bạn, bạn lại nhân cơ hội đó, bức người ta đến đường cùng, điều này sẽ khiến cho người đó phẫn nộ, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Đối nhân xử thế cổ đại đều có nói tới điều này trong các cuốn sách nổi tiếng như "Thái căn đàm" và "Tôn tử binh pháp": Không nên chặn đường lùi của đối phương, nếu như kiên quyết chặt đứt con đường lui của đối phương, dồn đối phương vào chỗ chết, đến khi đó chó cùng giứt dậu, nó có thể quay lại cắn, thậm chí có thể vì cùng đường, người đó sẽ quay lại, quyết một trận sống chết với bạn. Vì vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần phải cho đối phương một con đường lui, không nên dồn đối phương vào con đường cùng.

Người có nhân duyên trong ứng đối và xử thế thường suy nghĩ tới sự nhượng bộ của bản thân mình, mỗi khi xảy ra tranh chấp, họ thường có sự suy tính: Đối với vấn đề này, nhượng bộ một chút có mất mát gì không, có nên nhượng bộ một chút không? Thực ra, rất nhiều người cho rằng việc kiên trì suy nghĩ của bản thân là một cái gì đó rất lớn, chúng tôi lại cho rằng đó là việc không quá lớn, bạn hãy thử suy nghĩ lại xem.

Một phần của tài liệu Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w