VI. Trân trọng nhân duyên, thoát khỏi sai lầm kh
3. Đối xử bình đẳng, không coi thường a
Đối xử bình đẳng là nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp xã hội, bởi vậy trong quan hệ không nên có con mắt nhìn khác nhau vì danh tiếng, chức vụ, thân phận, địa vị của đối phương. Như vậy quan hệ xã hội của bản thân mới phát triển lành mạnh.
Trong quan hệ xã hội, chúng ta luôn muốn gần gũi những nhân vật "hiển hách" có quyền lực, địa vị, chạy theo họ như vịt, nhiều người vắt kiệt trí não, dùng mọi phương kế tìm và nhờ người giúp bắt quan hệ với họ, nói cho cùng không ngoài việc chọn thời điểm thích hợp để kiếm chác. Nhưng kiểu nhân duyên xây dựng bằng cách ton hót, biếu xén để đặt quan hệ này đối với mọi người là điều vô liêm sỉ, hơn nữa cũng không bền vững.
Bởi vậy trong quan hệ chúng ta nên bình đẳng với tất cả mọi người, không vì danh tiếng chức vụ, thân phận, địa vị của đối phương mà có sự khác biệt. Chúng ta không thể chỉ coi trọng những nhân tố bên ngoài này mà phải chú ý đến nhân tố bên trong của mỗi con người, đến nhân phẩm và tiềm năng nội tại, một khi kết thành nhân duyên với những người này, họ có thể sẽ trở thành người thầy dẫn dắt cho cuộc đời chúng ta, chỉ bảo ta trong những lúc bàng hoàng lạc lối; Hoặc họ có thể trở thành bạn chí cốt của chúng ta, chia sẻ vui buồn; Hoặc họ sẽ giúp bạn trong những lúc bạn cô đơn không ai giúp đỡ. Đừng coi thường bất kỳ ai, ai cũng đều có ưu điểm và sở trường riêng của mình, biết đâu điểm yếu của bạn lại có ở chính là người thường ngày bạn coi thường nhất. Không nên coi thường chức vụ của một con người, mỗi một
chức vụ đều có tác dụng riêng của nó. Cả xã hội là một cỗ máy rất lớn, bất kỳ một công việc nào cũng đều là một con ốc nhỏ, nếu thiếu nó, cỗ máy kia sớm muộn gì cũng hỏng hóc. Cuộc sống của bạn không thể tách khỏi những công việc nhỏ bé của người khác, mỗi miếng cơm bạn ăn, bộ quần áo bạn mặc, có thể nói tất cả mọi thứ của bạn đều ngưng tụ vô số công việc của vô số người.
Không nên coi thường người khác. Khi còn nhỏ, Anhxtanh, nhà vật lý vĩ đại, người phát minh ra thuyết tương đối từng bị thầy giáo cho là một học sinh hết sức dốt nát. Có một thầy giáo bảo cả lớp mỗi người làm một chiếc ghế băng nhỏ, cuối cùng thầy giáo lôi Anhxtanh ra nói rằng là người làm xấu nhất lớp. Nhà phát minh Edison thuở nhỏ bị thầy giáo cho là "không thể giáo dục được", đưa về nhà cho mẹ tự dạy dỗ. Có những người khác thường lại hay làm nên từ chính những điều không bình thường nhất, chính là làm nên sự nghiệp khác thường từ những chỗ bình thường.
Có một người trẻ tuổi từng làm nhân viên tạo mẫu ở nhà máy sản xuất máy chữ Tô Châu, từ nhỏ đã thích khắc đồ họa, vẽ tranh, viết thư pháp, về sau bắt đầu đi sâu nghiên cứu khắc chữ trên tóc, bị rất nhiều người chê cười, rèn dũa qua nhiều thất bại, cuối cùng đã khắc được thơ trên tóc, những chữ này phải dùng kính hiển vi mới xem được. Tin tức truyền ra làm chấn động cả thế giới, được người đời tán dương là "nghệ thuật tuyệt kỹ, kỳ tài xưa nay" với danh hiệu "nhà khắc tóc nghệ thuật trẻ tuổi".