Bàn tay (Hand)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 118)

Một vài đường rạch da dài được thực hiện, các đường rạch da có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên bàn tay, không chỉ trùng hoặc gần với các đường chỉ tay (hình 100 và 101). Các đường rạch da ở trong các nếp gấp sâu nên tránh. Ở những chỗ này tổ chức dưới da rất mỏng, nước sinh ra từ mồ hôi động lại ở các nếp gấp này. Một đường rạch da nên đủ để bộc lộ các cấu trúc mà không làm kéo căng quá các bờ mép da. Một đường bộc lộ lớn hơn có thể được thực hiện nếu da và tổ chức mỡ dưới da đã được cắt ra từ lớp cân. Tổ chức dưới da thường được rạch thành hình bầu dục hoặc hình elip. Sự sắp đặt đường rạch chỉ áp dụng cho da; đường vào các cấu trúc sâu bên dưới được thực hiện phù hợp với các cấu trúc giải phẫu tương ứng và đôi khi đối ngược với đường rạch da. Mặc dù trong hội chứng de Quervain đường rạch da có thể được thực hiện qua đường rạch ngang, nhưng đường rạch vào các bao gân lại rạch dọc.

Hình 100. Các đường rạch da ở bàn tay. A, Đường rạch giữa ngoài ngón tay. B, đường rạch dẫn lưu chín mé. C, đường rạch giữa ngoài ngón cái. D, đường rạch bộc lộ gân duỗi. E, rạch hình chữ V ngược trong thủ thuật làm cứng khớp gian đốt xa ngón tay. F, bộc lộ thân xương đốt bàn. G, bộc lộ cân gan bàn tay phía xa. H, đường rạch bộc lộ các cấu trúc giữa gan tay. I, đường rạch vào nền đốt gần ngón tay. J, đường rạch ngang ngắn để bộc lộ bao gân gấp. K, rạch hình chữ S vào nền ngón. L, đường rạch để bộc lộ vào phần dưới bao gân gấp ngón cái. M, đường rạch để bộc lộ các cấu trúc trong ô mô cái. N, đường rạch mở rộng vào gan tay và cổ tay. O, đường rạch vào mu cổ tay. P, đường rạch ngang vào mặt trước vùng cổ tay. Q, rạch vào nền đốt bàn ngón cái. R, một lựa chọn khác để rạch dẫn lưu chín mé.

Hình 101. Bổ xung một số đường rạch da ở bàn tay. A, đường rạch hình chữ z (z plasty) thường được sử dụng trong hội chứng co cứng Duypuytren (McGregor). B và C, đường rạch zizaq để sử dụng trong hội chứng co t Duypuytren hoặc để bộc lộ gân duỗi. D, đường rạch vạt gan tay. E, đường rạch bộc lộ bờ gan tay ngón cái và ô mô cái. F, đường rạch để bộc lộ trong hội chứng ngón tay cò súng hoặc các tổn thương gân ở phần trên của ô gân gấp. Đường rạch hình vạt qua vùng ô mô út. H, đường rạch bộc lộ các cấu trúc ở giữa gan bàn tay; nó có thể được mở rộng lên vùng cổ tay. I, đường rạch ngang ngắn qua vùng gan cổ tay. Đường rạch ngang để giải phóng gân gấp ngón cái trong ngón tay cò súng ở ngón cái.

Nhìn chung, các đường rạch ở mu bàn tay thường ngắn hơn cũng đủ, bởi vì da ở mặt sau thường dễ di động hơn. Qua một đường rạch dọc hình chữ S trên vùng giữa mu cổ tay, các cấu trúc có thể được bộc lộ từ bờ quay đến bờ trụ cổ tay, hoặc từ gân duỗi ngắn ngón cái và giạng dài ngón cái đến gân duỗi cổ tay trụ.

Trong rất nhiều trường hợp, các đường rạch thẳng được tránh sử dụng; đường rạch phía mu vùng cổ tay ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là một ngoại lệ. Nếu hơi cong một chút, các đường mổ sẽ để lại sẹo khó nhận biết hơn, và thường gần giống với các đường nếp gấp tự nhiên hơn.Một đường mổ cũng có thể được mở rộng hơn sau đó với hướng tùy chọn thích hợp. Bộc lộ thường sẽ tốt hơn ở các bờ lõm của đường rạch hình bán nguyệt; một đường rạch hình chữ S thậm chí cung cấp khoảng bộc lộ tốt hơn nữa.

Các đường rạch song song hoặc gần song song nhau không nên quá sát nhau hoặc quá dài vì có thể gây chậm liền sẹo hoặc da bị hoại tử do kém tưới máu. Các sẹo dính vào các cấu trúc dưới da đặc biệt là xương, nên tránh nếu có thể. Các đường rạch thẳng góc rất hữu ích: đường rạch da ban đầu qua da và tổ chức dưới da; các tổ chức sâu dưới da được bóc tách theo vạt thẳng góc với đường rạch da.

Mặt phẳng di động của một phần gần như thẳng góc với trục dài của đường rạch da. Một đường rạch da không nên chạy qua hoặc vuông góc với các nếp gấp bởi vì sẹo để lại có thể ảnh hưởng đến sự di động của gân gây ra phì đại; nó có thể ảnh hưởng đến sự di động của gân do da bị kéo căng. Sự liền da ở tay, đặc biệt quan trọng hơn so với các vùng cơ thể khác, bởi sự co kéo các tổ chức có thể làm suy yếu chức năng, đặc biệt vùng ngón tay.

Đôi khi các đường rạch da nên được mô phỏng trước bằng bút chì vô khuẩn, điều này tiết kiệm được thời gian phẫu thuật sau garo. ...

Các đường rạch da ở ngón tay.

Một đường rạch cơ bản và linh hoạt ở ngón tay, đường rạch giữa ngoài đôi khi đã bị hiểu lầm. Với đường rạch này, bó mạch thần kinh có thể được lật về phía gan tay, hoặc nó có thể được để nguyên tại vị trí và bóc tách vào bề mặt của nó; nếu phẫu tích vào bó mạch thần kinh, chú ý tránh tạo vạt da qua mỏng.

Đường rạch giữa ngoài (Midlateral Finger Incision)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w