Đường mổ bên ngoài (Lateral Approach)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 101 - 102)

Khuỷu (Elbow)

Đường mổ bên ngoài (Lateral Approach)

ngoài, không được làm xáo trộn.

Kỹ thuật

• Bắt đầu rạch da từ điểm trên lồi cầu ngoài 5 cm, kéo đường rạch xuống dưới đến lồi cầu và dọc theo bề mặt trước ngoài cẳng tay một khoảng 5 cm.

• Để bộc lộ bờ ngoài của cánh tay, phát triển từ dưới lên trên khoảng giữa cơ tam đầu ở sau và cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ cánh tay quay ở phía trước. Ở góc trên đường mổ, tránh thần kinh quay nằm trong khoảng giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay (hình 85).

• Với một dụng cụ đục xương nhỏ, tách nguyên ủy chung của các cơ duỗi ở lồi cầu ngoài với một mảnh xương mỏng hoặc tách nguyên ủy này ở ngay dưới lồi cầu ngoài.

• Lật nguyên ủy chung này xuống dưới và bộc lộ khớp cánh tay- quay. Bảo vệ nhánh sâu của thần kinh quay chỗ nó chui vào cơ ngửa. • Nâng dưới màng xương nguyên ủy của các cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài, và rạch bao khớp để bộc lộ bề mặt ngoài của

khớp khuỷu.

Hình 85. Đường mổ phía ngoài vào khớp khuỷu. A, lát cắt ngang qua phần trên của đường rạch. Bên phải, đường rạch da và liên quan của nó với các cấu trúc sâu. B, lát cắt ngang ngay trên lồi cầu. Bên phải, đường mổ được bộc lộ hoàn toàn.

Chú thích: biceps brachii muscle: cơ nhị đầu cánh tay; brachialis muscle: cơ cánh tay; radial nerve: thần kinh quay; brachioradial muscel: cơ cánh tay quay; extenser carpi radialis longus muscle: cơ duỗi cổ tay quay dài; dorsal antebrachial cutaneous nerve: thần kinh bì cánh tay tay sau;common extensor tendon: gân duỗi chung;

Đường mổ phía ngoài hình chữ J (Lateral J Approach)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 101 - 102)