Cổ tay (Wrist)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 115 - 118)

• qua một đường rạch cong khoảng 10 cm (hình 96 A), bộc lộ dây chằng mu cổ tay, và xác định các vách của từng ngăn chứa gân trên mu cổ tay phía quay và phía trụ.

• Tách dây chằng này, và phần dưới màng xương đến lồi củ Lister, cẩn thận tránh làm tổn thương gân duỗi dài ngón cái; phẫu tích khoảng giữa gân duỗi dài ngón cái và gân duỗi các ngón.

• Nâng màng xương của đầu xa xương quay, nhưng bảo tồn tối đa các bao gân, kéo gân duỗi các ngón vào trong (phía trụ), để bộc lộ khớp cổ tay và tạo điều kiện để có thể rạch ngang bao khớp.

Hình 96. Bộc lộ vào phía sau khớp cổ tay. A, các đường nét liền là các đường rạch dọc và ngang cổ tay. Các đường nét đứt tương ứng với các đường rạch qua dây chằng mu cổ tay. B, xương thuyền,xương nguyệt và đầu dưới xương quay được bộc lộ qua đường rạch da ngang qua cổ tay và ngang qua dây chằng mu cổ tay ở trung tâm qua lồi củ Lister.

...

Kỹ thuật

• Bắt đầu đường rạch da ngang cong từ bờ trong trên đầu dưới xương trụ, mở rộng nó ngang qua mu cổ tay đến điểm trên và sau mỏm châm quay 1,5 cm (hình 96 B).

• Kéo lớp cân nông và lớp cân sâu và kéo các gân như đã mô tả ở kỹ thuật trên, bộc lộ bờ quay của vùng khớp cổ tay.

• Để bộc lộ bờ trụ, tạo một đường rạch dọc qua dây chằng mu cổ tay, gân duỗi riêng ngón 5 và gân duỗi chung các ngón. Kéo gân duỗi chung các ngón về phía quay, kéo gẫn duỗi riêng ngón 5 và gân duỗi cổ tay trụ về phía trụ, và rạch ngang bao khớp.

• Bằng cách kết hợp các đường rạch ở lớp sâu, cùng với việc kéo các gân cơ duỗi chung các ngón về phía trụ, hoặc quay chúng ta có thể bộc lộ hoàn toàn bề mặt khớp.

...

Đường mổ vào vùng gan cổ tay (Volar)

Đường mổ vào vùng cổ tay phía gan tay thường được sử đụng để lấy bỏ xương nguyệt hoặc kết hợp xương này.

• Tạo một đường rạch ngang qua vùng cổ tay phía dưới nếp nằn cổ tay (hình 98 A). (một đường rạch dọc cong qua vùng gan cổ tay cũng có thể được sử dụng nhưng ít được mô tả bởi đường rạch chạy qua nếp nằn cổ tay có thể để lại sẹo co rút).

• Rạch và kéo lớp cân bề mặt và lớp cân sâu.

• Xác định gân gan tay dài. Tìm và tách riêng thần kinh giữa. Nó thường nằm phía dưới gân gan tay dài và hơi lệch về phía quay. Trong những trường hợp bệnh nhân bẩm sinh thiếu gân gan tay dài, thần kinh giữa sẽ là cấu trúc nằm nông nhất trong các cấu trúc ở vùng gan cổ tay. Cẩn thận kéo gân gan tay dài (nếu nó tồn tại), và gân gấp dài ngón cái về phía bờ quay, kéo gân gấp chung nông các ngón và gân gấp sâu các ngón.

• Rạch bao khớp và bộc lộ đầu xa xương quay và xương nguyệt

Hình 97. Đường mổ vào gan cổ tay. A, Các lựa chọn đường rạch da ngang hoặc dọc. B, các gân và thần kinh giữa được kéo như mô ta trong lát cắt ngang để bộc lộ đầu dưới xương quay và xương nguyệt.

Đường mổ phía ngoài (Lateral Approach)

• Tạo một đường rạch da 5- 7 cm, hình lưỡi lê dọc theo bờ quay ở vùng cổ tay (hình 98).

• Kéo các gân duỗi ngắn ngón cái, gân giạng dài ngón cái, động mạch quay, và nhánh bề mặt nông của nhánh tận ngoài của thần kinh quay về phía mu cổ tay; kéo gân duỗi dài ngón cái về phía mu. Việc kéo các tổ chức này để bộc lộ lồi củ xương thuyền.

• Tách dọc dây chằng bên quay và bao khớp để bộc lộ vào bề mặt phía ngoài của khớp cổ tay. Cẩn thận bảo vệ động mạch quay, chạy qua giữa gân cơ giạng dài ngón cái và gân cơ duỗi ngắn ở phía ngoài và dây chằng bên quay ở phía trong; và nhánh bề nông thần kinh quay chi phối cho vùng da mu ngón cái.

Hình 98. Đường mổ phía ngoài vào khớp cổ tay. A, đường rạch da. B, bộc lộ hoàn tất.

Chú thích: superficial radial nerve: nhánh nông thần kinh quay; incision: đường rạch da; radial artery: động mạch quay; abductor pollicis longus tendon: gân giạng dài ngón cái; extensor pollicis brevis tendon: gân duỗi ngắn ngón cái; extensor pollicis longus tendon: gân duỗi dài ngón cái; scarphoid: xương thuyền; greater multangular: xương thang.

...

Đường mổ phía trong (medial approach)

Smith- Peterson sử dụng đường mổ này trong thủ thuật làm cứng khớp khi khớp quay trụ dưới vị tổn thương bệnh lý hoặc bị trục chặc; trong kỹ thuật của ông, đầu dưới xương trụ bị cắt bỏ một đoạn dài 2,5 cm.

Hinh 99. Smith – Peterson đường mổ phía trong vào khớp cổ tay. A, đường rạch cong phía trong. B, xương trụ được cắt chếch một đoạn dài 2,5 cm từ mỏm châm trụ. C, mảnh xương trụ đã được cắt ra và rạch vào màng xương quay. D, khớp giữa xương quay và khối tụ cốt bàn tay được bộc lộ bằng lật bao khớp và dây chằng cổ tay và đầu dưới xương quay.

Incision in periosteum of radius: rạch màng xương quay; Ulnar stump: phần còn lại xương trụ; reflected periosteum: lật màng xương; carpus: khối xương tụ cốt cổ tay; ulnar: xương trụ; radius: xương quay.

Kỹ thuật

• Tạo một đường rạch phía trong vùng cổ tay điểm giữa là mỏm châm trụ (hình 99A). Phần phía trên đường rạch song song với xương trụ; tại mức ngang mỏm châm trụ, hướng xuống dưới và về phía gan tay và kết thúc tại nền đốt bàn ngón 5, và phần dưới đường rạch chạy song song với xương đốt bàn 5 một khoảng 2,5 cm. Khi rạch da và tổ chức dưới da, tránh làm tổn thương nhánh mu tay của thần kinh trụ, nó chạy vòng lên mu cổ tay và xuống đến ngay phía dưới đầu dưới xương trụ thì chia làm 3 nhánh chi phối cảm giác cho ngón 5 và bờ trụ ngón nhẫn.

• Rạch lớp cân và mở dọc vào bao khớp. Không làm tổn thương vùng tam giác xơ sụn gắn vào mỏm châm trụ. ...

Bàn tay (Hand)

Một phần của tài liệu Các đường mổ trong chấn thương chỉnh hình, người dịch Nguyễn Anh Tú (Trang 115 - 118)