Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức dạy học các môn chuyên ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 54)

- Trên cơ sở cấu tạo, mối quan

3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức dạy học các môn chuyên ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

phát triển thành một ngành khoa học: Ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Hiện nay

nhiều trường Sư phạm đang đào tạo thí điểm và đào tạo chính thức với các môn học (11 tín

chỉ đang áp dụng tại ĐH Đồng Tháp) với 165 tiết. Trong đó:

+ Những vấn đề chung về Đội TNTP HCM 2 TC (30 tiết)

+ Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh 2 TC (30 tiết)

+ Thực hành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh 1 TC (15 tiết)

+ Hoạt động giáo dục truyền thống - CTXH của Đội TNTP HCM 2 TC (30 tiết)

+ Hoạt động hát múa và kể chuyện thiếu nhi 2 TC (30 tiết)

+ PP dạy Nghi thức và Nghiệp vụ của Đội TNTP HCM 2 TC (30 tiết) Do đặc thù của ngành học và mục tiêu đào tạo giáo viên THCS-Tiểu học trong thời kỳ

mới đảm bảo cả về phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ. Công tác Đội

TNTP Hồ Chí Minh được cấu trúc theo hướng lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành một cách tương đối hợp lý. Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành khoảng 40% - 60%. Đây là những điểm mới, điểm khác biệt giữa nội dung, chương trình dạy và học Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trước đây và hiện nay.

Cần hiểu điểm mới của môn học thể hiện ở chỗ phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo

viên THCS, Tiểu học ở trường ĐHSP và CĐSP, có quan hệ gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội

dung dạy học ở THCS và Tiểu học.

Cái mới còn thể hiện ở chỗ những kiến thức cập nhật với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp CNH-HĐH, phù hợp với sự phát triển các phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ của người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên TH-THCS sau này khi ra trường, đáp ứng

với đòi hỏi của thực tiễn, song những kiến thức được trang bị ở ĐHSP và CĐSP chính là cơ

sở, là tiền đề cho sự phát triển tiến lên bậc học cao hơn.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức dạy học các môn chuyên ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

3.1. Khai thác và cập nhật thông tin qua mạng

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng CNTT vào trong dạy

học đã làm cho phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên đã thay

đổi, người học có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng trên Internet và làm cho cập nhật thông tin

của người học không còn gò ép trong khuôn khổ sách giáo trình của nhà trường. Người học có

thể tự học qua Internet, giáo trình điện tử được phân phát qua đĩa CD-ROOM và những tài liệu khác. Giảng viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và những phần chưa

rõ của người học và thực hiện, tổ chức hoạt động học trong lớp, tạo môi trường học tập mà ở đó người học được tự thể hiện những điều mình đã biết với các mối quan hệ cùng các bạn

trong lớp, với giảng viên.

Dạy học thực chất cũng có thể hiểu đồng thời là quá trình dạy học cho người học tự

học. Tự học ở đây không phải là thích gì học nấy mà là học dưới sự hướng dẫn của giảng

55

thông tin bằng chính khả năng và kinh nghiệm của chính mình. Thời gian trên lớp là thời gian

giảng viên và sinh viên trao đổi những thông tin mà người học tìm kiếm được, qua đó người

học sẽ học tập lẫn nhau. Giảng viên có thể truyền đạt bài giảng tới người học qua mạng, đĩa

mềm, CD-ROOM và hiện nay giáo trình điện tử là giáo trình đang được người học ưa chuộng

nhất vì tính năng của giáo trình gọn, nhẹ, dễ sử dụng, hấp dẫn và được học theo thời gian,

không gian của họ.

Khai thác thông tin và cập nhật thông tin. Các kiến thức cần thiết cho mình là yêu cầu đầu tiên đối với các giảng viên dạy môn Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường ĐHSP-

CĐSP, bởi vì nội dung của các môn học Công tác Đội đều liên quan đến tất cả những vấn đề

xã hội như Đạo đức, Pháp luật, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Nghệ thuật… Những vấn đề trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, thói quen khai thác và cập nhật thông tin thường xuyên trên mạng

Internet hỗ trợ đối với công việc và nghề nghiệp của mỗi giảng viên, Phụ trách Đội. Do vậy, để làm tốt những nội dung trên, mỗi giảng viên dạy môn Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

cần nắm vững và có kỹ năng thu thập, khai thác, cập nhật thông tin, xử lý thông tin qua mạng.

3.2. Nắm vững kỹ năng sử dụng một số phần mềm tin học, các thiết bị hiện đại

trong thiết kế giáo án điện tử

Dùng phần mềm tin học thiết kế bài giảng là một hình thức dạy học hỗ trợ cho các phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học hiện đại, việc sử dụng phần mềm

tin học trong thiết kế bài giảng trước hết làm tăng hiệu quả sử dụng thời gian giảng trên lớp

(giảng viên đỡ mất thời gian viết, vẽ trên bảng, dùng thời gian đó vào việc tổ chức phân tích,

thảo luận nội dung của bài học) làm cho cấu trúc bài giảng được thực hiện liên tục hệ thống,

phát triển tư duy logic ở người học.

Sử dụng CNTT thiết kế bài giảng còn góp phần kích thích sinh viên ĐHSP-CĐSP có định hướng về việc sử dụng CNTT trong dạy học, giáo dục phổ thông sau này. Phải coi đổi

mới đào tạo ở trường ĐHSP-CĐSP là kích thích, động viên, định hướng cho sinh viên có mong muốn sử dụng CNTT, có kỹ năng sử dụng phần mềm trong giảng dạy ở phổ thông sau

này.

Trong thời gian qua, ở nhiều trường sư phạm (trong đó có Trường Đại học Đồng

Tháp) giảng viên Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ứng dụng CNTT vào dạy học. Nhiều

giảng viên đã thường xuyên khai thác thông tin trên mạng cập nhật kiến thức, một số đồng chí đã tiên phong ứng dụng phần mềm tin học trong thiết kế bài giảng và đã đạt được kết quả đáng mừng.

Ứng dụng CNTT trong dạy học Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh là xu hướng đã làm,

tăng thêm tính hấp dẫn của bài giảng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo Giáo

viên-Phụ trách Đội.

3.3. Sử dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo bằng phần mềm tin học sẽ đảm bảo tính

khách quan và tiện lợi hơn rất nhiều so với hình thức kiểm tra đánh giá thuyền thống.

Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh ở Tiểu học và THCS có rất nhiều nội dung rèn luyện, nhiều hoạt động yêu cầu cao sự quan tâm, thu hút đội viên tham gia. Đặc biệt, nội dung

Nghi thức Đội có nhiều yêu cầu đối với mỗi đội viên phải chấp hành, thực hiện tốt. Giảng

viên giảng dạy ở ĐHSP-CĐSP cần trang bị cho sinh viên thiết kế các dạng tổ chức các hoạt động Đội, sử dụng các bài tập tình huống trong quá trình dạy các môn học chuyên ngành đào

56

Ứng dụng CNTT vào công tác Đội trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học sẽ góp

phần quan trọng không chỉ ở việc đảm bảo tính chính xác, khách quan, tiết kiệm thời gian, tránh gây căng thẳng cho sinh viên mà còn có những tác dụng tích cực cho giảng viên trong việc thay đổi, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Khi ra trường các bạn sinh viên phải biết thiết kế các hoạt động Đội, đồng thời tổ chức

thực hiện các hoạt động Đội có hiệu quả, thu hút được đông đảo đội viên tham gia tích cực

chính là một mục tiêu quan trọng đối với sinh viên ở các trường ĐHSP-CĐSP.

Trên đây là một vài gợi ý việc ứng dụng CNTT vào việc dạy chuyên ngành đào tạo

giáo viên dạy Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Những vấn đề trên nhiều giảng viên giảng

dạy ở trường ĐHSP-CĐSP, thậm chí nhiều thầy cô, Tổng phụ trách Đội ở phổ thông đã ứng

dụng CNTT thành thạo. Tuy nhiên chưa phải phổ biến vì vậy ở nội dung bài viết này, người

viết hy vọng tạo ra sự thống nhất và đồng thuận về nhận thức, xây dựng và định ra các yêu cầu, các quy trình xây dựng một bài giảng điện tử và vận dụng một số phần mềm tin học vào trong thiết kế bài giảng, giảng dạy. Đồng thời cũng mong muốn các đồng nghiệp trong và

ngoài trường Đại học Đồng Tháp đã nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng, trong giảng dạy góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo Giáo viên-Phụ trách Đội cho các trường THCS, Tiểu học trong giai đoạn đổi mới đào tạo hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Nguyên Thái - Bùi Sĩ Tụng, Hội thảo về Đổi mới đào tạo giáo viên Công tác Đội, Hà

Nội, 6/2007.

2. “Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành”, NXB LĐ-XH, HN, 2007 3. “Chương trình đào tạo hệ CĐ ngành Địa - CTĐội theo tín chỉ năm 2011”, ĐH ĐT, 2011

SOME IDEAS ABOUT PROBLEM TO APPLY INFORMATION TECHNOGY IN TEACHING HO CHI MINH YOUTH UNION TASKS TEACHING HO CHI MINH YOUTH UNION TASKS

ABSTRACT

In the industrialization and modernization of the country, the application of information technology in all fields is essential because it helps all activities faster and update information…In this article, I mention several necessities, basic skills on applying information technology in teaching this subject at university.

57

ĐẶC TRƯNG ÁNH XẠ MỞ BẰNG LƯỚI HỘI TỤ

Nguyễn Văn Dũng* Dương Thái Bảo**

TÓM TẮT

Trong [3], tác giả I. E. Schochetman đã đặc trưng ánh xạ mở giữa hai không gian mêtric bằng dãy hội tụ. Trong bài báo này chúng tôi đặt vấn đề tương tự những kết quả này cho ánh xạ mở giữa hai không gian tôpô bằng cách thay dãy hội tụ bởi lưới hội tụ.

1. Đặt vấn đề

Hàm số là một chủ đề quan trọng của toán học trong chương trình phổ thông cũng như trong chương trình Đại học Sư phạm ngành toán. Khái niệm hàm số từ tập con của tập số thực được suy rộng thành khái niệm ánh xạ giữa hai không gian tôpô. Trong các ánh xạ giữa hai

không gian tôpô thì ánh xạ mở đóng một vai trò quan trọng. Năm 2009, trong đề tài NCKH cấp khoa “Về ánh xạ liên tục, ánh xạ mở và ánh xạ đóng”, nhóm tác giả Hồ Kim Chọn và Nguyễn Thị Cẩm Tú đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về ánh xạ mở. Trước đó, trong bài báo “A characterization of open mapping in terms of convergent sequences”, Int. J. Math.

Math. Sci. (2006), 1 - 5, Article ID 76162, tác giả I. E. Schochetman đã đặc trưng ánh xạ mở

giữa hai không gian mêtric bằng dãy hội tụ.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt vấn đề tương tự hoá những kết quả đối với không gian

mêtric trong bài báo I. E. Schochetman, “A characterization of open mapping in terms of convergent sequences”, Int. J. Math. Math. Sci. (2006), 1 - 5, Article ID 76162, cho không

gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ nhất và không gian tôpô. Đồng thời, nghiên cứu một số ứng dụng của những đặc trưng của ánh xạ mở bởi dãy, lưới hội tụ.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 54)