NGÔN NGỮ ĐỜI THƯỜNG TRONG VĂN TẾ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Lê Dương Khắc Minh *

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 124)

. Xét các trường hợp riêng:

3. Giải pháp thu hút và giữ chân người tà

NGÔN NGỮ ĐỜI THƯỜNG TRONG VĂN TẾ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Lê Dương Khắc Minh *

Lê Dương Khắc Minh* TÓM TẮT

Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường là một đặc trưng nghệ thuật trong các tác phẩm văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó được biểu hiện qua việc sử dụng các quan hệ từ cũng như các phương ngữ, khẩu ngữ của ngôn ngữ Nam Bộ. Đặc trưng đó góp phần quan trọng vào việc Việt hóa, bình dân hóa trong văn tế trung đại Việt Nam, một thể loại vốn có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Giá trị

nội dung - tư tưởng trong thơ văn của ông đã sớm được khẳng định. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Trên trời có những vì sao có ámh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.” [1, tr.320]. Giáo sư Trần Văn Giàu thì nâng lên thành “đạo

làm người”: “…bất kỳ tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu cũng đều có nói tới đạo làm người, và trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời cụ, người ta cũng đều rút ra được những bài học lớn về đạo làm người” [2, tr.3-4 ]. Tuy vậy, giá trị nghệ thuật trong tác phẩm của

Nguyễn Đình Chiểu, nhất là mảng văn tế, chưa được đề cập đến một cách thỏa đáng. Bài viết

này tập trung tìm hiểu ngôn ngữ mang tính đời thường - một nét đặc sắc về nghệ thuật sử

dụng ngôn từ - trong các bài văn tế của ông.

Trong sáng tác, ngôn ngữ là phương tiện để nhà văn suy nghĩ, sáng tạo và chuyển tải tư tưởng, tình cảm. Nếu như trước kia, ngôi nhà văn học cao sang, quý phái chỉ dành cho ngôn ngữ bác học, hoa mỹ thì theo thời gian, đặc biệt với xu hướng giản dị, bình dân hóa, ngôn ngữ đời thường cũng đã hiện diện trong ngôi nhà ấy. Ngôn ngữ đời thường là loại ngôn ngữ thường nhật trong cuộc sống mà bất kì ai hay bất kì tầng lớp nào trong xã hội cũng đều có thể dùng được và hiểu được. Đó cũng là loại ngôn ngữ dễ đi vào lòng người nhất bởi sự gần gũi,

giản dị, thân thương, đã ăn sâu vào nếp sống, cách nghĩ của người dân, và cũng bởi vì vậy mà tâm cảm của người phát ngôn hòa chung với người tiếp ngôn. Ngôn ngữ đời thường thực tế,

dễ hiểu, gần gũi với đời sống, khả năng biểu cảm cảm xúc con người đa dạng, phong phú, sinh động, thực sự là công cụ thuận tiện chuyển tải văn học đến đông đảo quần chúng nhân

dân. Ý thức được điều đó, Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mà gần như trọn đời gắn bó với nông

dân, ruộng đồng Nam bộ, đã khai thác mạnh yếu tố ngôn ngữ đời thường trong sáng tác, nhất

là trong những tác phẩm văn tế, những khúc ca bi – tráng về một thời đại hào hùng nhưng bi thương bậc nhất của dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu là tác giả ba bài văn tế nổi tiếng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Văn tế Trương Công Định (1864) và Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (1874). Cả ba tác phẩm đều được sáng tác theo thể phú. Phú là thể văn đứng giữa thơ ca và văn xuôi. Tính chất thơ của phú là ở chỗ có vần, có nhịp, giàu nhạc tính; còn tính chất văn xuôi nằmở chỗ câu dài ngắn không đều, các phần trong bài phú liên kết với nhau bằng những nhóm từ chỉ quan hệ. Do tính văn xuôi nên phú có khả năng tiếp nhận nhiều từ ngữ đời thường hơn bất cứ thể loại

nào.

Qua ba bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy là từ ngữ

“quê mùa” Nam bộ đã được ông sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật cao, rực sáng trong kho

ngôn ngữ văn học dân tộc. Có lẽ, do gắn bó cả đời với nông dân lam lũ và nhất là do hoàn

*

125

cảnh mù lòa, khó có điều kiện giao tiếp rộng nên khá nhiều từ ngữ Đồ Chiểu sử dụng là những khẩu ngữ, phương ngữ phát ra từ cửa miệng của người dân quê sống gắn bó chung

quanh ông.

Cảnh chiếu đấu oai hùng của người nghĩa sĩ được Đồ Chiểu khắc họa như sau trong

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:

“Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”[3, tr.252]

“Hè” là “cất tiếng to ra hiệu bảo nhau cùng ra sức làm ngay một việc gì”[4, tr.416], “ó” là “kêu, la ầm ĩ”[4, tr.725]. Các t“hè”, “ó” đã cực tả được không khí sôi nổi, mọi người cùng đồng lòng chiến đấu. “Trối kệ”, như “mặc kệ”, là “không để ý đến, coi như chẳng có thể ảnh hưởng gì đến việc mình làm”[4, tr.597], thể hiện rõ thái độ xem thường

trước vũ khí hiện đại của kẻ thù, cũng đồng nghĩa với coi thường cái chết của người nghĩa sĩ.

Trong “Văn tế Trương Công Định”, để diễn tả tình cảnh cực kì khó khăn, nguy nan khi không còn chủ tướng của nghĩa binh, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng rất “đắt” một từ láy Nam

bộ: “bái xái”.

“Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè; tướng quân mất rồi mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái.”[3, tr.268]

“Bái xái”, như “liểng xiểng”, là “ở vào tình trạng bị đánh bại, bị thua lỗ nặng nề đến mức khó có thể gượng lại được”[4, tr.548].

Ngay khi quá uất ức, căm tức phải bật ra tiếng chửi, nhưng tiếng chửi trong văn tế của

Nguyễn Đình Chiểu cũng hiền lành như người nông dân Nam bộ: “mắc mớ chi ông cha nó”. “Tấc đất ngọn rau ân chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời mắc mớ chi ông cha nó.”[3, tr.253]

Ngay cả khi sử dụng biện pháp so sánh tu từ, Nguyễn Đình Chiểu cũng lựa chọn đối tượng so sánh rất gần gũi, thân quen với người nông dân và hết sức bình dị, đó là “mưa”

(“trông tin quan như trời hạn trông mưa”), “cỏ” (“ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”),

“gà” (“chiu chít như gà”), “nhái” (“om sòm như nhái”),… nhưng khi đi vào văn học chúng lại rất sinh động và do đó rất dễ hiểu, dễ cảm đối với người nông dân ít học. Hay như trong

“Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc”, chúng ta bắt gặp những so sánh rất đặc biệt:

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”[3, tr.250]

“Phao” là “vật thả nổi trên mặt nước để làm mục tiêu hoặc để đỡ cho vật khác cùng nổi”[4, tr.740]. “Mõ” là “nhạc khí gõ làm bằng tre, gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp hay để báo hiệu, phát hiệu lệnh”[4, tr.613]. Tính chất nổi trên mặt nước của phao, âm thanh vang xa

của tiếng mõ là những hiện tượng vật lí cụ thể mà bằng các giác quan mắt, tai con người tiếp

nhận rõ ràng. Tác giả đã dùng các hiện tượng vật lí cụ thể đó để so sánh với danh tiếng con người, một tính chất xã hội trừu tượng, thì rõ ràng là lạ nhưng dễ hiểu.

Do điều kiện lịch sử, những người Việt đầu tiên đến sinh sống ở vùng đất mới Nam bộ

không phải là người trí thức, học cao hiểu rộng, mà thường là dân nghèo khốn khổ, phải cật

lực làm lụng để kiếm miếng cơm manh áo. Cho đến trước thế hệ Nguyễn Đình Chiểu, các văn

nhân học giả có tiếng của vùng đất này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong điều kiện như thế,

ngôn ngữ của họ nặng tính dân dã, mộc mạc và so với ngôn ngữ trau chuốt của văn học trung đại, nó còn một khoảng cách khá xa. Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là một trong số ít người đầu tiên đưa kiểu ngôn ngữ ấy bước vào lâu đài văn học.

126

Bên cạnh khả năng tiếp nhận ngôn ngữ đời thường, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu còn sử dụng các quan hệ từ khá đặc sắc. Với ông, quan hệ từ không đơn thuần là những hư từ

không có nghĩa biểu hiện, chỉ dùng để diễn đạt các quan hệ, để liên kết các đơn vị cú pháp với

nhau.

Trong thể phú, xét về mặt kết cấu nghệ thuật, chúng ta thấy có nhiều loại câu như: tứ tự,

bát tự, song quan, cách cú, gối hạc,… mà sự kết hợp của chúng trong bài văn hình thành nên những câu dài, ngắn không đều nhau. Với các loại câu dài như câu cách cú, câu gối hạc, … thường có hai vế, mỗi vế lại có nhiều ngữ đoạn, nên ở đây, sự phong phú của những nhóm từ

chỉ quan hệ như: “hoặc là…hoặc là”, “tuy…song”, “dầu…huống chi”, “vì như thể…nào phải đâu”,… giữ một vai trò rất quan trọng, vừa phù hợp với việc kể nhiều sự việc liên quan, nối tiếp nhau vừa thể hiện mạch lập luận, mạch cảm xúc, đồng thời khiến ý nghĩa câu văn trở

nên gần gũi, dễ hiểu với người dân.

Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để ca ngợi tinh thần sẵn sàng chấp nhận hi sinh của người nghĩa sĩ nông dân vì non sông, đất nước, Nguyễn Đình Chiểu đã lặp lại từ “mà”, vừa

giúp cho ý nghĩa rõ ràng, vừa góp phần tạo âm hưởng hùng hồn cho câu văn:

“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng hay trả muôn đời ai cũng mộ.”[3, tr.254]

Cuối bài này, tác giả đã nói đến niềm cảm thương sâu sắc đối với các nghĩa sĩ đã hi sinh:

“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ.”[3, tr.254]

Hai quan hệ từ “vì” và “bởi” vừa chỉ rõ nguyên nhân vừa thể hiện rõ tính chất tự vệ đầy

chính nghĩa của sự hi sinh.

Các cặp từ quan hệ giúp tạo mối quan hệ giữa hai vế câu có tầm quan trọng đặc biệt.

Chính chúng đã giúp cho ý tưởng trình bày thêm mạch lạc, người đọc dễ nắm bắt nhờ từng

mối quan hệ được thể hiện qua từng cặp quan hệ từ cụ thể. Cặp từ “ từ … đến” vừa thể hiện

các diễn biến xảy ra liên tục trong thời gian, vừa xác định khoảng cách có điểm khởi đầu và

điểm kết thúc. Trong “Văn tế Trương Công Định”, khi kể lại quá trình rèn luyện để đi đến trưởng thành của Trương Định, cặp quan hệ từ “từ … đến” đã giúp câu văn vừa ngắn gọn,

vừa xác định khoảng thời gian xảy ra chuỗi sự việc:

“Từ thủa ở hàng viên lữ, pháp binh trăm trận đã làu; đến khi ra quản đồn điền, võ nghệ mấy ban cũng trải.”[3, tr.263]

Có khi một câu có tới hai cặp quan hệ từ, như trong “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”:

“Ví như thể sinh thời Đông Tấn, nay đánh Hồ, mai dẹp Yết, thì phơi gan trong đám tinh chiên; nào phải đâu ở cõi U Yên, sớm đầu Hạ, tối đầu Liêu, mà trây máu bên đường kinh cức.”[3, tr.281]

Hai cặp quan hệ từ khá lạ lùng: “ví như thể … thì” và “nào đâu phải … mà” khiến câu văn có vẻ như tiếc nuối điều gì đó trước sự hy sinh của người nghĩa sĩ.

Hay trong“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:

“Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu tây, ở với man di rất khổ.”[3, tr.253]

127

Hai cặp quan hệ từ “thà …mà” và “hơn … mà” đã thể hiện quá trình so sánh giữa

sống và chết, rồi đi tới chọn lựa, chấp nhận cái chết theo quan niệm của cha ông xưa “chết vinh hơn sống nhục”. Mạch lập luận thật rõ ràng, rất dễ cảm nhận.

Trong thơ, nhất là các thể thơ cổ, vì có dung lượng rất ngắn, số lượng từ ngữ rất hạn chế nên thường không có chỗ cho các quan hệ từ. Việc hạn chế sự xuất hiện của các quan hệ từ tuy có ưu điểm là giúp nâng cao tính hàm xúc của thơ, nhưng do mối quan hệ không thể hiện

rõ, người đọc thường phải ngầm hiểu và tự tạo mối liên kết giữa các sự việc, các cảm xúc để

có sự liền mạch nên có nhiều cách hiểu, cách cảm khác nhau. Như trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”

của Lí Bạch, giữa câu 3 và câu 4 không thể hiện rõ mối quan hệ và điều đó đã làm nhiều người gặp không ít khó khăn khi phân tích:

“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu khán minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.”[5, tr.123]

Trong các bài văn tế làm theo thể phú xuất hiện vào các giai đoạn trước Nguyễn Đình Chiểu như “Sinh tế Trường Lưu nhị nữ văn” của Nguyễn Du, “Văn tế vua Quang Trung” của

Lê Ngọc Hân, “Văn tế tướng sĩ trận vong” của Phan Huy Ích,… số lượng quan hệ từ cũng

xuất hiện hạn chế, nên gần với thơ hơn là gần với văn xuôi.

Trong những tác phẩm văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, các quan hệ từ rõ ràng là không có nghĩa biểu hiện nhưng phần đóng góp vào việc thể hiện ý tưởng thật to lớn. Chính các

quan hệ từ đã giúp cho câu văn uyển chuyển hơn, nhịp nhàng hơn và gần với văn xuôi hơn, đồng thời cũng góp phần thể hiện tính chất đời thường, bình dân, thông tục. Với những:

“chẳng phải”, “chẳng qua … mà”, “nào phải … mà”, “thà … mà”,…, câu văn như gần hơn

với lời ăn tiếng nói hàng ngày, dễ cảm, dễ tiếp nhận bởi sự chân chất, mộc mạc nhưng chứa chan, đong đầy cảm xúc.

Bảng lược kê tầng suất sử dụng phương ngữ, khẩu ngữ, quan hệ từ trong các tác phẩm văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Có lẽ nhờ ngôn ngữ đời thường mà văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có sức ngân vọng

mạnh mẽ, sâu sắc, thôi thúc bao lớp nghĩa binh, sĩ phu không ngại hy sinh đứng lên trả nợ nước, rửa thù nhà. Các tác phẩm có tính chân thật cao, dễ tạo được sự đồng cảm của quảng đại quần chúng ít học bởi cách sử dụng phương ngữ, khẩu ngữ cũng như quan hệ từ của Đồ

Chiểu tự nhiên mà tài tình, khéo léo. Chúng ta cũng thấy được những đóng góp to lớn và sự

tiến bộ trong khả năng diễn đạt của ông theo hướng Việt hóa, bình dân hóa thể loại văn tế vay mượn từ Trung Quốc. Đồng thời, qua cách sử dụng ngôn từ này, ta hiểu rõ thêm về con người

Nguyễn Đình Chiểu: một tâm hồn bình dị, chất phác, suốt đời gắn bó với nông dân, với ruộng đồng Nam Bộ.

Tác phẩm Ngôn ngữ Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc

Văn tế Trương Công Định

Văn tế nghĩa sĩ trận vong

Lục tỉnh

Phương ngữ 16 12 6

Khẩu ngữ 12 4 9

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Đồng (1973), Tổ quốc ta nhân dân ta sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, NXB

Văn học.

2. Trần Văn Giàu (1983), Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người, Sở VH và TT Long An. 3. Nhiều tác giả (1976), Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học Giải phóng. 4. Nhiều tác giả (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

5. Nhiều tác giả (2003), Ngữ Văn 7, tập 1, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)