- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm, việc tổ chức phân loại rác tại nguồn gồm 3
bước:
+ Bước 1: hướng dẫn sinh viên tầng 2 của dãy B2 phân loại rác và phát bảng hướng dẫn phân loại cho các phòng này; tầng 2 dãy B3 phát bảng phân loại nhưng không được hướng dẫn.
+ Bước 2: mỗi phòng ở tầng 2 dãy B2 và B3 đều có 2 thùng rác: thùng rác màu cam để chứa
rác hữu cơ và tận dụng phòng rác có sẵn của mỗi phòng để chứa rác vô cơ. Trên mỗi thùng
đều có ghi chú là vô cơ hay hữu cơ.
+ Bước 3: Sinh viên thực hiện việc phân loại rác tại nguồn ở ký túc xá và nhóm nghiên cứu
thu gom rác kiểm tra. Thời gian tiến hành là 7 ngày (từ 05/05/2010 đến 11/05/2010).
+ Bước 4: Tổng hợp kết quả và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 và EXCEL.
2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN2.1. Kết quả của việc thu gom rác 2.1. Kết quả của việc thu gom rác
Theo biểu đồ 1 cho thấy tổng lượng rác thải từng ngày ở tầng 2 dãy B2 đa phần nhiều hơn
tầng 2 dãy B3.
*
ThS, Khoa Hóa học, Trường Đại học Đồng Tháp **
76 0 5 10 15 20 25 30 35 Ngày K h ố i lư ợ n g ( k g ) B2 17.35 21.49 21.67 27.03 20.89 20.95 22.39 B3 19.15 15.82 14.13 12.04 11.53 18.61 19.27 1 2 3 4 5 6 7
Biểu đồ 1. Tổng khối lượng rác từng ngày ở tầng 2 dãy B2 và B3
Tuy nhiên, khi xét về phần trăm lượng rác hữu cơ cũng như rác vô cơ của 2 dãy này thì không có sự khác biệt về mặt thống kê (Bảng 1). Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên ở B2 thường là sinh viên năm nhất và năm hai, lịch học tương đối ít nên thời gian sinh hoạt
tại phòng nhiều hơn sinh viên dãy B3, do đó lượng rác thải ra cũng nhiều hơn.
Bảng 1. Phần trăm khối lượng rác hữu cơ, vô cơ ở tầng 2 dãy B2 và B3
Dãy Hữu cơ Vô cơ
B2 68,67 ± 19,21% a 31,328 ± 19,21% a
B3 63,91 ± 21,17% a 33,704 ± 22,60% a
Ghi chú: Những giá trị trong cùng một cột có mẫu tự giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Independent – Samples T test.
Kết quả ghi nhận ở bảng 1 còn cho thấy khối lượng rác hữu cơ nhiều hơn khối lượng rác vô cơ. Tỉ lệ rác hữu cơ và vô cơ của nhóm sinh viên được khảo sát không giống với các hộ dân ở đường Cách mạng tháng 8, khóm 1 và khóm 4, phường 2, thành phố Cao Lãnh. Theo dự án
này phân loại rác tại nguồn của khu vực này thì khối lượng rác hữu cơ là 16 % và khối lượng rác vô cơ là 84% [6]. Nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu là do sự khác biệt trong sinh hoạt của hộ gia đình và sinh viên.
(a) (b)
Biểu đồ 2. Khối lượng rác: (a) hữu cơ; (b) vô cơ ở tầng 2 của 2 dãy B2 và B3
Theo kết quả ghi nhận ở biểu đồ 2, khối lượng rác hữu cơ ở tầng 2 dãy B2 dao động từ 9,43kg đến 20,69kg và rác vô cơ dao động từ 4,42kg đến 7,91kg. Khối lượng rác hữu cơ và vô cơ của
tầng 2 dãy B3 thấp hơn ở dãy B2 với rác hữu cơ dao động từ 7,81kg đến 13,62kg và rác vô cơ dao động từ 3,29kg đến 6,02kg.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trung bình một sinh viên tầng 2 của hai dãy B phát thải ra
0,19 kg/sinh viên/ngày, thấp hơn so với lượng rác thải của một người dân ở thành phố Cao
Lãnh (0,60kg/người/ngày) [6]. Trong đó, khối lượng rác hữu cơ (0,14kg/sinh viên/ngày) thải
ra nhiều hơn khoảng 2,8 lần khối lượng rác vô cơ (0,05kg/sinh viên/ngày).
0 5 10 15 20 25 30 Ngày K h ố i lư ợ n g ( k g ) B2 9.45 16.07 15.22 20.69 16.47 16.25 16.77 B3 13.13 11.80 10.36 7.81 8.24 13.69 13.62 1 2 3 4 5 6 7 0 2 4 6 8 10 12 Ngày K h ố i lư ợ n g ( k g ) B2 7.91 5.42 6.45 6.35 4.42 4.70 5.62 B3 6.02 4.03 3.77 4.23 3.29 4.92 5.65 1 2 3 4 5 6 7
77
2.2. Kết quả phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở tầng 2 của dãy B2 và B3
2.2.1. Kết quả phân loại rác sinh hoạt tại nguồn theo các ngày
Trong 7 ngày thu mẫu, kiểm tra và phân loại lại cho thấy, trong số 82 mẫu thu được ở tầng 2
dãy B2 có 53/82 mẫu phân loại sai chiếm 64,63%, tầng 2 dãy B3 phân loại sai nhiều hơn với
64/75 mẫu sai chiếm 85,33%. Như vậy, sinh viên được hướng dẫn cách phân loại rác (tầng 2
dãy B2) phân loại tốt hơn sinh viên không được hướng dẫn (tầng 2 dãy B3). Kết quả phân loại thể hiện qua từng ngày như sau:
Biểu đồ 3. Biểu đồ kết quả phân loại rác theo từng ngày ở tầng 2 dãy B2 và B3
Qua kết quả phân loại từng ngày cho thấy, các mẫu rác của sinh viên ở tầng 2 dãy B2 phân loại đều sai hơn 50% nhưng đều thấp hơn dãy B3. Số lượng mẫu rác phân loại sai không đồng đều giữa các ngày và cũng không biến thiên theo một chiều hướng nhất định. Như vậy, hiệu
quả của phân loại không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự hướng dẫn mà còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi sinh viên khi thực hiện. Kết quả trên phần nào cho thấy, hầu như sinh viên
không rút kinh nghiệm qua mỗi ngày phân loại.
2.2.2. Khối lượng rác phân loại sai ở tầng 2 dãy B2 và B3 Bảng 2. Khối lượng rác phân loại sai Bảng 2. Khối lượng rác phân loại sai
Dãy Tổng khối lượng rác (kg)
Khối lượng rác phân loại sai (kg)
Phần trăm khối lượng rác phân loại sai (%)
B2 151,76 13,97 9,2
B3 110,55 21,07 19
Dựa vào kết quả ghi nhận ở bảng 2 cho thấy, khối lượng rác phân loại sai trong 7 ngày tổ
chức phân loại ở tầng 2 dãy B3 (21,07kg) nhiều hơn so với tầng 2 dãy B2 (13,97kg). Sự
chênh lệch này càng thể hiện rõ hơn khi xét trên tổng khối lượng rác của từng dãy. Tổng khối lượng rác phân loại sai của sinh viên tầng 2 dãy B2 chiếm 9,2% tổng khổi lượng rác thu được
của tầng này thấp hơn rất nhiều so với tầng 2 dãy B3 là 19%. Vậy khi được hướng dẫn trước
khi phân loại rác thì sinh viên sẽ biết sự khác biệt giữa rác vô cơ và hữu cơ nên ít sai hơn sinh
viên của nhóm không hướng dẫn. Qua kết quả trên càng khẳng định vai trò của việc hướng
dẫn cách phân loại rác trước khi tiến hành hoạt động này.
78 0 1 2 3 4 5 6 Ngày K h ố i lư ợ n g ( k g ) B2 0.63 2.04 1.69 2.97 0.80 1.00 1.73 B3 3.02 2.58 3.33 1.85 1.66 1.93 4.62 1 2 3 4 5 6 7 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Ngày K h ố i lư ợ n g ( k g ) B2 0.63 0.12 0.26 0.10 0.44 1.02 0.56 B3 0.30 0.38 0.06 0.31 0.19 0.36 0.49 1 2 3 4 5 6 7 (a) (b)
Biểu đồ 4. Biểu đồ khối lượng rác: (a) hữu cơ; (b) vô cơ phân loại sai theo từng ngày của tầng 2 dãy B2 và B3
Nhìn chung, khối lượng rác hữu cơ phân loại sai từng ngày ở tầng 2 dãy B2 từ 0,63-2,97kg thấp hơn tầng 2 dãy B3 1,66-4,62kg. Khác biệt so với rác hữu cơ bị phân loại sai, phần lớn
khối lượng rác vô cơ sai ở tầng 2 dãy B2 trong các ngày phân loại (0,10-1,02kg), đều nhiều hơn tầng 2 dãy B3 (0,06-0,49kg) (Biểu đồ 4). Nguyên nhân là do các loại rác vô cơ của tầng 2
dãy B2 phân loại sai đều có khối lượng khá nặng như vỏ mỹ phẩm, chai lọ,… hoặc hộp cơm, khăn giấy, túi nilon bị thấm nước khi gom chung phần thức ăn thừa. Bên cạnh đó,
thời gian sinh hoạt tại phòng của sinh viên tầng này nhiều nên lượng rác phân loại sai ở trên cũng nhiều hơn dãy B3.
2.3. Đánh giá ý thức của sinh viên trong quá trình phân loại rác
- Kết quả phân loại rác của nhóm sinh viên được hướng dẫn phân loại không cao.
- Số mẫu phân loại sai ở ngày thu thứ 2, 3, 4, 6 và 7 đều cao hơn ngày thứ 1. Qua đây cho
thấy, sinh viên không rút kinh nghiệm trong các ngày phân loại sau. Nguyên nhân của kết quả
này chỉ có thể là do nhận thức và ý thức của một bộ phân sinh viên về vai trò của hoạt động
phân loại rác tại nguồn cũng như bảo vệ môi trường sống chưa tốt. Bên cạnh đó, cũng có
những sinh viên hỏi nhóm nghiên cứu về cách phân loại rác khi không rõ hoặc không được hướng dẫn.
3. KẾT LUẬN
- Theo kết quả tổ chức phân loại rác tại tầng 2 hai dãy B2 và B3 thì mặc dù tổng lượng rác thu
gom trong 07 ngày ở dãy B2 đều nhiều hơn dãy B3 nhưng lượng rác phân loại sai ở dãy B2 lại ít hơn dãy B3. Như vậy, khi được hướng dẫn cách phân loại rác thì sinh viên sẽ phân loại
tốt hơn.
- Lượng rác phân loại sai của tầng 2 dãy B2 mặc dù ít hơn dãy B3 nhưng vẫn cao hơn 50%
tổng số mẫu và số mẫu và lượng rác phân loại sai của các ngày sau hầu hết đều cao hơn ngày
thứ nhất qua cho thấy sinh viên chưa có ý thức cao trong công tác phân loại rác nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt theo mô
hình phân loại rác tại nguồn là cần tập trung vào công tác tuyên truyền về cách thức, vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của từng cá nhân trong hoạt động này cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Tơ và ctv (2007), Phân loại rác tại nguồn – sự khởi đầu của công nghệ tái chế
chất thải, Trung tâm Tư vấn, Đào tạo & chuyển giao Công nghệ môi trường.
2. Dr. Harrie Hofstede (2002), Các lựa chọn quản lý chất thải hữu cơ thay bằng chôn lấp,
Chương trình đào tạo chuyên ngành 02 “Thực hành quản lý chất thải – phần 1, 4/3/02 – 22/3/02, Cần Thơ.
79
4. Nguyễn Kim Uyên (2004), Xây dựng mô hình thu gom và phân lập rác tại nguồn trên cơ sở
cộng đồng ở thị trấn Hòa Bình – huyện Vĩnh Lợi – tỉnh Bạc Liêu, Luận văn tốt nghiệp, Đại
học Cần Thơ.
5. Nguyễn Văn Chiến (2007), Phân loại rác tại sinh hoạt tại nguồn – những yêu cầu cần được
đáp ứng, Bộ TN&MT.
6. Bộ TN&MT, Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (2009), Dự thảo chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải đến năm 2020, NXB Hà Nội.
WASTE CLASSIFICATION AT SOURCES AT THE DORMITORY OF DONG THAP UNIVERSITY DONG THAP UNIVERSITY
ABSTRACT
This research is aimed to assess and improve the awareness of the students from Dong Thap University on environmental protection. The results of waste classification at sources showed that 64.63% of the waste samples collected were wrong classification from the 2nd floor of B2 dormitory building (of Dong Thap University), where the students were instructed to classify; while this ratio was 85.33% for the 2nd floor of the B3 dormitory building, where the students were not instructed. The instruction of waste classification at sources decreased the ratio of wrong waste-classification of the students. This instruction should be introduced to the students and community to improve the domestic waste management and treatment.
80
SỬ DỤNG CÔNG CỤ DATA ANALYSIS TRONG PHẦN MỀM MS. EXCEL ĐỂ
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC
Phan Trọng Nam* TÓM TẮT
Bài báo này giới thiệu phương pháp kích hoạt công cụ Data Analysis trong phần mềm
MS. Excel và sử dụng công cụ này để xử lí số liệu trong nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học.
1. Phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu Tâm lí học và giáo dục học
Phân tích số liệu nghiên cứu là một khâu quan trọng trong nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục
học. Lâu nay, khi xử lí số liệu nghiên cứu các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến các phép đo đặc trưng trong thống kê như: