. Xét các trường hợp riêng:
2. Ngôn ngữ phú tiếng Việt, bên cạnh tính chất chung của ngôn ngữ văn học trung đạ
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI CỦA VIỆT NAM
Võ Thị Bích Vân†
8
TÓM TẮT
Người Việt ta sớm có các nghề thủ công phát triển, nhiều nghệ nhân tài hoa đã tạo nên
những làng nghề - phố nghề, rồi những trường về Thủ công nghệ thuật lần lượt ra đời. Những tác phẩm thủ công nghệ thuật của không ít nghệ nhân từng được tham gia vào các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Hàng năm, dân trong nhiều làng nghề thường có nhiều hội thi “Trí xảo” nhằm nâng cao tay nghề. Vấn đề giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá trong các loại hình của nghệ thuật trang trí là thiết thực góp phần đến việc chăm lo đời sống kinh tế - văn hoá chẳng những cho hiện tại mà còn cho mai sau của đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam, tự xa xưa với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, người Việt ta vốn rất khéo
léo, cần cù và giàu tư duy sáng tạo, chính vì vậy các nghề thủ công đã sớm hình thành và phát triển. Nhiều mặt hàng thủ công trở thành quà bang giao của Nhà nước, được mang sang nhiều nước ở châu Á, châu Âu,...thậm chí thương nhân nước ngoài để có hàng phải đặt từ năm trước.
Nhiều nghệ nhân tài hoa được triều đình Thăng Long và Huế gọi về Kinh theo chế độ công tượng để trang trí cung điện. Hết hạn nghĩa vụ, vẫn có người ở lại kinh thành lập nghiệp, tạo
nên phố nghề và xây dựng mối quan hệ nông thôn - thành thị trên cả hai mặt huyết tộc và nghề
nghiệp. Một số nghệ nhân khéo tay với những tác phẩm của họ đã trở thành giai thoại như: Đào
Thúc Kiên vẽ “Quả dưa bở” như thật. Về sau ông trở thành bố vợ vua Lê Cảnh Hưng. Tô Phú Vượng đóng “Ngai vàng” rồi ngồi thử mà suýt mất mạng. Sau đó, nhờ ông tạc hạt gạo thành
“Con voi” mà được tha, và còn được phong là “Kỳ Tài Hầu”, đã để lại tượng Ngọc Hoàng /vua Lê Cảnh Hưng ở chùa Đông Cao (Hải Dương)...
Chúng ta điểm qua vài nét về Nghệ thuật trang trí của Việt Nam:
- Vào năm 1888, chỉ riêng làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) đã có 24 thợ giỏi vào trang trí
cung điện Huế và được phong danh, tặng hàm.
- Đến thời Nguyễn, làng chạm gỗ Thiết Ứng (Hà Nội) có thợ giỏi được triều đình phong “Bá Hộ Cửu Phẩm”, có cụ được phong là “Hàn Lâm”. Có lúc làng có trên 70 cụ bá... Thợ Thủ
công nghệ thuật với số vốn thật ít ỏi mà có thể làm đẹp cho đời, làm giàu cho nước nhà. - Khi thực dân Pháp vừa chiếm đất nước ta, đã rất quan tâm khai thác mặt hàng Nghệ thuật
trang trí thủ công để vừa bóc lột được nhiều lại vừa được tiếng quan tâm văn hoá thuộc địa:
Chúng đưa hàng Thủ công nghệ thuật Việt Nam vào các cuộc Triển lãm Thuộc địa, chẳng
hạn:
. Triển lãm tại Lyon năm 1893, riêng tỉnh Bắc Ninh trưng bày 21 mặt hàng thủ công các
làng nghề Đại Bái, Bút Tháp, Đình Bảng, Kiêu Kỵ, Phù Lãng... gồm: từ cái lư hương đất nung, đến cái bàn tròn một chân bằng đồng...
. Triển lãm tại Paris năm 1900, Việt Nam có sự tham gia của nhiều nghệ nhân thuộc
các ngành.
. Triển lãm Marseille năm 1906, Nguyễn Văn Nam - nghệ nhân Thêu của thị xã Bắc
Ninh xuất hiện lần thứ hai cùng với hai thợ bạn và nghệ nhân Nguyễn Văn Chi của làng Mộc chạm Thiết Ứng cũng mang nhiều sản phẩm sang đó.
Cùng với việc đào tạo thợ các làng nghề, chính quyền thực dân Pháp cũng đã nhanh chóng mở một số trường về Thủ công nghệ thuật, cụ thể:
. Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một năm 1901, với 4 bộ môn: Mộc, Điêu khắc, Khảm xà cừ và Đúc đồng.
. Trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập năm 1907, chuyên đào tạo về gốm sứ và
đúc đồng. Trường Mỹ nghệ bản xứ Gia định năm 1913: nâng cao việc dạy nghề của trường Biên Hoà.
9
Trường Nghệ thuật Thực dụng - Hà Nội thành lập năm 1920: đào tạo thợ Thủ công nghệ
thuật làng nghề.
Chúng tôi nhận thấy nghệ nhân Việt Nam dù được học tập theo lối truyền nghề hay được đào tạo qua trường lớp khác nhau, thì họ đều nằm trong các hiệp thợ có trách nhiệm với
danh dự làng nghề, phố nghề của mình. Chính vì vậy, các nghệ nhân Việt nam luôn luôn có ý thức
về chất lượng sản phẩm của mình tạo ra. Dân trong nhiều làng nghề, hàng năm thường có Hội “Trí
xảo” với mục đích cùng học hỏi nhau, nâng cao tay nghề. Đây là một hình thức hoạt động văn hoá đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và học tập.
- Sau Cách mạng tháng Tám, một thời gian khá dài đất nước liên tục phải kháng chiến chống
Pháp rồi lại chống Mỹ. Cuộc sống người dân nhìn chung còn nhiều thiếu thốn, không ít thợ
giỏi phải đi làm việc khác sinh sống, họ chưa thể chú tâm đến nhu cầu thẩm mỹ trong việc
trang trí những vật dụng có giá trị, vì thế mà các nghề Thủ công nghệ thuật tạm thời chưa có
điều kiện phát triển.
-Nghệ thuật trang trí của người Việt Nam trải qua một thời gian thăng trầm và biến động. Hòa bình lập lại, đất nước đổi mới, nghệ thuật trang trí truyền thống và hiện đại có cơ hội phát
triển mạnh, cụ thể trong Hội nghề truyền thống năm 1995 do Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật đã thu hút được gần 60 đơn vị, cá nhân thuộc 12 tỉnh thành mang sản phẩm truyền thống đến trưng bày giao lưu và trao đổi mua bán, nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát triển các nghề Thủ công truyền thống.
Những điều đó, đã cho thấy một sự khởi sắc của hoạt động Nghệ thuật trang trí thủ công của nước nhà.
- Những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ hội
nhập trên nhiều lĩnh vực. Các loại hình Nghệ thuật trang trí tiếp tục được tôn vinh hơn bao giờ
hết. Có nhiều họa sĩ, nghệ nhân người Việt đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước; được đi tu nghiệp ở nước ngoài, cụ thể như:
. Họa sĩ Trần Khánh Chương đạt giải thưởng Đồ họa quốc tế Intergraphic năm 1984; đạt huy chương vàng về Gốm tại triểm lãm Thủ công mỹ nghệ toàn quốc năm 1987 và nhiều tác phẩm khác tham gia triểm lãm quốc tế; xuất bản “Nghệ thuật Gốm Việt Nam” năm 1990...
. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đạt giải A triển lãm Tranh cổ động toàn quốc - năm 1987 và
giải nhì năm 1992, 1995; giải A triểm lãm 10 năm Nghệ thuật Đồ họa.