ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHÁM PHÁ – TÌM TÒI TRONG

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 92)

DẠY HỌC TOÁN THCS

Để sử dụng cách khám phá trong dạy học môn toán, cần phải xây dựng được các bài toán có tính khám phá, tức là có các bài toán, các câu hỏi thành phần và có cách ghi chép hợp lí những quan sát, những lời lời giải để bộc lộ quy luật là các quy tắc hoặc khái niệm

mới.

Để dạy học sinh sử dụng cách khám phá, cách viết lại bài toán theo hướng thiết kế các

bài toán thành phần:

–Thiết kế các bài toán thành phần phải xuất phát từ lôgíc hình thành khái niệm để biến

các bài toán thành thao tác hoạt động với đồ vật hoặc với đồ dùng trực quan.

–Các câu hỏi dẫn dắt phải đảm bảo giúp học sinh quan sát, phân tích, tư duy để tìm ra câu trả lời. Việc tìm ra câu trả lời đi dần từ dễ đến khó, từ những điều bộc lộ dễ thấy đến

việc phát hiện ra những qui luật, khái niệm không tường minh, phải thông qua phân tích,

khái quát hóa mới phát hiện ra được.

Tổ chức, hướng dẫn học sinh khám phá.

Việc tổ chức cho học sinh khám phá được thực hiện bằng các câu hỏi đòi hỏi học sinh thực

hiện một số thao tác, ghi chép, quan sát, phát hiện tìm ra những quy luật, diễn đạt bằng ngôn

ngữ hoặc bằng kí hiệu, biểu thức. Trong khi tìm tòi, quan sát phát hiện, học sinh xây dựng bài học cho mình.

Sử dụng phương pháp khám phá để dạy học môn toán.

Để sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải:

–Lựa chọn vấn đề, nội dung phù hợp để tổ chức cho học sinh khám phá. Các vấn đề,

nội dung thường là kiến thức mới, hoặc mở rộng, khái quát hóa nội dung đã biết. –Thiết kế các hoạt động cho học sinh.

–Tổ chức cho học sinh hoạt động, thông qua đó mà phát hiện ra nội dung kiến thức cần

học

–Các hoạt động này nên theo quy trình: Thao tác – ghi chép – diễn đạt, trong đó thao

tác với đồ vật, vật mẫu, mô hình, kí hiệu, hiện tượng tùy theo mức độ của học sinh các thao

tác có trình tự từ dễ đến khó, từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ những vấn đề dễ phát hiện đến những vấn đề cần có suy luận mới phát hiện được.

93

Ví dụ: Quá trình giải bài toán là quá trình HS phát hiện, tìm tòi những tiềm ẩn trong bài toán.

Khi đó học sinh cần phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự...dự đoán kết

quả.

Theo G.Polya: “Dự đoán chiếm vị trí trung tâm của hoạt động trí tuệ khi giải toán”. Do đó

cần tập dượt cho HS thói quen mò mẫm và dự đoán trong dạy học giải toán, vận dụng các

hiểu biết về logic để kiểm tra các dự đoán, giả thiết đề xuất.

Tập cho học sinh suy đoán để dự đoán kết quả bao gồm việc dạy cho học sinh biết cách xác định hướng chứng minh, phương pháp chứng minh. Cụ thể có các cách sau:

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)