Các nguồn cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề QHTDAT

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 156)

. Đặng Thị Điệp h ội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đạt danh hiệu Nghệ nhân HàN ội năm

3.Các nguồn cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề QHTDAT

Việc tiếp cận thông tin liên quan đến vấn đề QHTDAT ở sinh viên được chia ra làm 2 nhóm: nhóm thông tin về các biện pháp tránh thai và nhóm thông tin về các bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục (chủ yếu là HIV/AIDS).

Phần lớn sinh viên trong mẫu khảo sát đều cho rằng, việc nhận thông tin về các biện pháp

tránh thai đối với bản thân họ là cần thiết (91,6%) và nguồn thông tin về các biện pháp tránh

thai mà họ nhận được chủ yếu là từ các phương tiện truyền thông đại chúng như: sách/báo/tạp

chí (85,8%), tivi (84,2%), radio (76,7%), internet (66,3%), … Trong khi đó, các nguồn cung cấp thông tin ở cấp độ gia đình, bạn bè, trường học và cộng đồng thì chưa cao, chẳng hạn gia

đình (32,5%), các buổi họp tại địa phương (26,3%), sinh hoạt đoàn/hội (35,4%), thầy cô giáo (59,6%), bạn bè (60%). Số liệu đưa ra từ SAVY 2003 cũng cho thấy thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất cho thanh thiếu niên về sức khỏe sinh sản (93,4%).

Các cuộc nghiên cứu khác cũng có cùng quan điểm khi cho rằng, đa số thanh thiếu niên tiếp

cận kiến thức về sức khỏe sinh sản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Bùi Quỳnh Như, 2007).

Các kết quả trên cho thấy sinh viên phần nào đã tự nhận thức được sự cần thiết của việc

tiếp cận thông tin, dịch vụ về các biện pháp tránh thai nên họ tự tìm hiểu để trang bị cho bản

thân. Tuy nhiên, thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng là thông tin phổ quát

một chiều từ người cung cấp đến người tiếp nhận, ít có sự phản hồi và trao đổi hai chiều nên khó có thể giúp sinh viên có được sự hiểu biết cận kẽ hoặc giải đáp những thắc mắc của bản

thân họ một cách kịp thời. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là sinh viên có thể hiểu biết sai hoặc

hiểu biết không đầy đủ về các biện pháp tránh thai và rất cần sự định hướng kịp thời từ phía giáo viên, gia đình, nhà trường, và địa phương. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vai trò của gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn/hội và chính quyền địa phương đối với vấn đề trên còn tương đối khiêm tốn. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tâm lý ngại chia sẻ những

chuyện “phòng the” đối với những người thân trong gia đình và những người có quan hệ thân

thiết là một trong những trở ngại chính trong việc tiếp cận với các thông tin và những lời

khuyên bổ ích về đời sống tình dục. Tâm lý này là phổ biến ở cả người cung cấp và người tiếp

nhận thông tin. Trong khi đó, đã có nhiều nghiên cứu đề cập rằng việc tăng cường giao tiếp về

tình dục, sức khỏe sinh sản, kết nối giữa cha mẹ và vị thành niên sẽ là yếu tố bảo vệ làm giảm

quan hệ tình dục ở vị thành niên (Nguyễn Văn Nghị, Vũ Mạnh Lợi, Lê Cự Linh, Nguyễn

Thanh Long, 2011). Điều này đòi hỏi có sự thay đổi lớn về quan niệm nhằm mở rộng và tăng cường các mạng lưới xã hội trong việc trợ giúp những người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong các ứng xử tình dục.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các nguồn cung cấp thông

17

viên. Phần lớn sinh viên tiếp nhận các thông tin về HIV/AIDS từ các phương tiện truyền thông đại chúng như: sách/báo/tạp chí, tivi, radio, internet,…. Còn các nguồn khác như: gia đình, các tổ chức đoàn/hội, giáo viên,… tỷ lệ sinh viên tiếp nhận được những thông tin về

HIV/AIDS không cao‡. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đối tượng mà sinh viên chọn để thảo

luận, trao đổi thông tin về HIV/AIDS chủ yếu là bạn bè (71,7%), vì ở một vị thế ngang nhau

lại đồng cảm với nhau về tâm sinh lý do cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, do chia sẻ thông tin trong

một mạng lưới tương đối khép kín như vậy nên các thông tin thiếu chính xác cũng có thể được lan truyền rộng rãi trong khi thiếu các thông tin mới và chính xác hơn từ những nguồn đáng tin cậy khác như giáo viên, cán bộ y tế và bố mẹ. Có thể đây là một trong những nguyên

nhân đưa đến sự nhận thức không đầy đủ về HIV/AIDS ở một số sinh viên trong mẫu khảo như đã phân tích ở phần trên.

Kết luận

Qua kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTDAT cho thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh viên vẫn chưa có sự nhận thức một cách đầy đủ về vấn đề QHTDAT, cụ thể:

Ở sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên về vấn đề sinh sản như khả năng thụ thai, thời

khoảng thụ thai ở người phụ nữ chưa cao. Đối với các biện pháp tránh thai, sinh viên đã có sự

nhận thức tương đối đầy đủ, tuy nhiên sự đầy đủ này chỉ dừng lại ở chỗ nhận biết tên các biện

pháp tránh thai. Đối chiếu với nhận định ban đầu “sinh viên có sự nhận biết, hiểu biết tốt về

vấn đề sinh sản và các biện pháp tránh thai” thì kết quả khảo sát cho thấy điều này chỉ đúng

phần.

Đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngoại trừ các bệnh như HIV/AIDS, lậu,

giang mai có tỷ lệ sinh viên biết đến cao thì các bệnh còn lại như nấm (Chlamydia), herpes (giời leo sinh dục) tỷ lệ sinh viên biết đến lại không nhiều. Mặt khác, có một số sinh viên trong mẫu khảo sát nhầm lẫn giữa những bệnh lây truyền qua đường tình dục và những bệnh

không lây truyền qua đường tình dục (như bệnh phong và bệnh lao). Điều này cho thấy sinh

viên vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với kiến

thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, phần lớn sinh viên đã có sự nhận biết, hiểu biết đúng

về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên chưa trang bị đầy đủ kiến thức về HIV/AIDS cho bản thân nên đã đưa ra cách phòng tránh HIV/AIDS không phù hợp. Như vậy, so với nhận định “sinh viên có sự nhận biết, hiểu biết tốt về các bệnh lây truyền qua đường tình dục” kết quả khảo sát cũng phản ảnh một thực tế đa dạng hơn

và ở một mức độ hiểu biết thấp hơn.

Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai và HIV/AIDS hiện nay rất đa dạng,

tuy nhiên sự tiếp nhận thông tin ở sinh viên chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại

chúng như: sách/báo/tạp chí, tivi, radio, internet. Các nguồn khác như giáo viên, cha mẹ, các

tổ chức đoàn/hội và chính quyền địa phương chỉ có ảnh hưởng khiêm tốn, nếu không nói là mờ nhạt. Tâm lý e ngại từ các bên liên quan đối với những vấn đề nhạy cảm như tình dục,

nhất là từ phía người tiếp nhận là trở ngại chính cho việc thiếu tham vấn các nguồn quan trọng

này.

Để góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTDAT đòi hỏi gia đình, nhà

trường và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến việc công tác tuyên truyền, giáo dục

nhận thức cho sinh viên về vấn đề này. Và chính bản thân sinh viên cũng phải tự ý thức về nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và khả năng mang thai ngoài ý muốn để chủ động tìm kiếm, tiếp nhận các thông tin về vấn đề QHTDAT nhằm có cuộc sống

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2003), Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội.

2. Bùi Quỳnh Như (2007), Thanh thiếu niên nhập cư ở Hà Nội: điều kiện sống, nhận

thức và hành vi của họ đối với sức khỏe sinh sản,Tạp chí Xã hội học, số 2 (98).

3. Đỗ Trọng Hiếu, Đặng Thị Xuân Hoài, Quan Lệ Nga, Hà Phương (2000), Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, TCT phát hành sách Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Liên minh châu Âu (EC), Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam (VINAFPA) và Marie Stopes International (2006), Tài liệu Hướng dẫn Sức khoẻ sinh sản vị thành niên thanh niên - tập II (Tài liệu tham khảo),

Hà Nội.

5. Nguyễn Quý Thanh (2006), Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn nhân, Tạp chí Xã hội học, số 2 (94).

6. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2004), Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua nghiên cứu thư gửi về chương trình “Cửa sổ tình yêu” của Đài tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 1 (85).

7. Nguyễn Văn Nghị, Vũ Mạnh Lợi, Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Long (2011), Yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ liên quan đến quan hệ tình dục ở vị thành niên: Nghiên cứu dọc tại Chí Linh, Hải Dương, Tạp chí Xã hội học, số 2 (114).

8. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (2004) Tài liệu tập huấn giáo sinh về nội dung Giáo dục phòng, chống HIV/AIDS.

9. Số liệu khảo sát (2011), Thực trạng nhận thức, thái độ về vấn đề quan hệ tình dục an toàn của sinh viên hiện nay (Qua khảo sát tại ký túc xá trường Đại học Đồng Tháp).

10.Vũ Hào Quang (2001), Định hướng giá trị của sinh viên – con em cán bộ khoa học,

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11.http://phunutoday.vn/xahoiol/doisong/201106/Toc-do-pha-thai-o-gioi-tre-tang-theo- chieu-dung-dung-2035975/

THE REALITY OF AWARENESS ON SAFE SEXUAL RELATION OF THE STUDENTS AT DONG THAP UNIVERSITY DORMITORY STUDENTS AT DONG THAP UNIVERSITY DORMITORY

ABSTRACT

In recent decades, many researches indicate that, the problem related to sex of the youth such as “pre-marriage sex”, abortion are more popular nowadays. Unfortunately, that “love fever” already affected students. Thus, enhancing knowledge for the student on safe sexual relation is important. However, for Vietnam, in East Asia, this is not easy to attain, but it needs effort from multi-sides such as: family, school, and society.

This article shows some judgments on the reality of the students at Dong Thap University dormitory’s awareness on safe sexual relation at the present time.

19

VÀI NÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRẺ EM TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Kiều Văn Tu§ TÓM TẮT

Kinh tế ngày càng phát triển sẽ xuất hiện những vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề xã hội của trẻ em ở Đồng Tháp. Những vấn đề này cần phải được quan tâm và giải quyết một cách có hệ thống thông qua các chính sách an sinh xã hội (ASXH). Việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và chính sách ASXH trẻ em nói riêng trong nền kinh tế thị trường đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội, của cộng đồng. Sự tham gia này phần lớn mang tính chủ động từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp. Chính quyền địa phương phải giữ vai trò định hướng và kiểm tra việc thực hiện các chính sách ASXH.

20

Từ khi con người sinh sống thành cộng đồng thì các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng được hình thành và phát triển ngày càng phức tạp và đa dạng. Trong quá trình phát sinh và phát triển các mối quan hệ xã hội này, làm nảy sinh

các vấn đề xã hội cần được quan tâm giải quyết. Có những vấn đề phát sinh và phát triển theo

từng chế độ chính trị xã hội, nhưng cũng có các vấn đề cần tồn tại ở các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Có những vấn đề có tính chất riêng, có những vấn đề xã hội lại có tính toàn cầu, đòi hỏi toàn nhân loại phải giải quyết. Mỗi chế độ, thời đại đều phải tiếp tục giải quyết

các vấn đề xã hội của chế độ trước, của thời đại trước để lại, đồng thời phải đối phó với những

vấn đề mới nảy sinh trong hiện tại cũng như sẽ phát sinh trong tương lai. Để làm được điều

này cần có một hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp với hệ thống chính trị của quốc

gia và một hệ thống các lực lượng tham gia vào việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội

này.

Chính sách An sinh xã hội (ASXH) là loại chính sách xã hội phổ biến. Trong chính

sách ASXH, về mặt cấu trúc gồm các bộ phận hợp thành (còn gọi là các trụ cột) là bảo hiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã hội (BHXH) cho người lao động; trợ giúp xã hội đối với mọi thành viên của xã hội khi họ

gặp phải rủi ro; chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội cho trẻ em và các dịch vụ xã hội bằng

nguồn vốn của cộng đồng… Trong các bộ phận này của ASXH, BHXH là một bộ phận (hay

trụ cột) lớn nhất, cơ bản nhất và ổn định nhất của hệ thống này.

Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tỉnh Đồng Tháp cũng không nằm ngoài những quy luật của sự phát triển xã hội,

những vấn đề xã hội cần được khắc phục, hạn chế đến mức tối thiểu nhất. Đồng thời rất cần

thiết phải có sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội, công ty, nhà máy, xí nghiệp trong việc

thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 156)