NHÂN VẬT “GÁI GIẢ TRAI” TRONG TRUYỆN THƠ MƯỜNG

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 103)

. Xét các trường hợp riêng:

NHÂN VẬT “GÁI GIẢ TRAI” TRONG TRUYỆN THƠ MƯỜNG

3. Thay lời kết

NHÂN VẬT “GÁI GIẢ TRAI” TRONG TRUYỆN THƠ MƯỜNG

(Qua nghiên cứu truyện Út Lót - Hồ Liêu)

Đặng Thế Anh* TÓM TẮT

Truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu là một trong những câu chuyện tình đặc sắc của dân tộc Mường. Có một điểm rất đáng chú ý là trong câu chuyện cảm động trên có motif nhân vật gái giả trai. Bài viết của chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu hành động giả giới tính trong truyện thơ Mường qua trường hợp Út Lót - Hồ Liêu.

Tóm tắt cốt truyện: Út Lót là con gái Út của một lang đạo, vừa xinh đẹp vừa thông minh. Vì nhà không có con trai nên nàng đã giả trai thay cha đi chầu Vua. Trên đường đi, Út Lót gặp Hồ Liêu - con trai của một lang đạo khác cũng lên Kinh làm công việc như nàng. Hai người kết làm bạn. Trong suốt thời gian chầu Vua, Út Lót luôn tỏ ra thông minh, khéo léo để người khác không biết được thân phận nữ nhi của mình. “Chín năm mười hai tháng” trôi qua, Út Lót - Hồ Liêu cùng trở về quê. Lúc này, Út Lót mới cởi bỏ “nam phục” trở lại “nguyên hình” một cô gái dịu dàng, lộng lẫy. Hai người thề nguyền son sắt và tạm chia tay, đợi ngày Hồ Liêu mang lễ vật sang cưới hỏi. Không ngờ, ở nhà cha mẹ đã cưới vợ cho chàng, Hồ Liêu không thể cưỡng lại nổi, sau đó sinh bệnh “thất tình” rồi chết. Còn Út Lót cũng chiều theo ý cha mẹ nhận lấy một người của đạo(1) Cun Cun - nhà ở về hướng mộ của Hồ Liêu. Câu chuyện khép lại vào ngày Út Lót lên kiệu hoa, nàng xin ghé thăm mộ người yêu lần cuối, nghe thấy bạn tình cất tiếng gọi, Hồ Liêu liền chống cửa mộ đón Út Lót vào để được gần nhau mãi mãi. (Theo bản kể của Minh Hiệu sưu tầm và biên dịch, Sở VHTT Thanh Hóa,

Nxb KHXH 1986)

Theo Từ điển tiếng Việt giới tính là “nhiều đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái”. Như thế, “đổi giới tính” là sự thay đổi hẳn về giới tính tự nhiên, có thể từ giống đực sang giống cái hoặc ngược lại; Muốn vậy, cần phải nhờ tới sự can thiệp của y

học hiện đại. Còn ở đây, chúng tôi chỉ bàn về một hiện tượng có tính văn hóa xuất hiện trong văn học là: do một điều kiện nào đó mà nhân vật mang giới tính này nhưng lại “phải” hoặc

“muốn” khoác vẻ bề ngoài của giới tính trái ngược với nó - tạm gọi là hiện tượng “giả giới

tính” mà cụ thể ở đây là trường hợp gái giả trai. Xin nói thêm, ở văn học dân gian, hiện tượng

này cũng được xem như một kiểu nhân vật, một motif khá quen thuộc và phổ biến trong thể

loại truyện cổ tích, được gọi chung là motif “đội lốt - cởi lốt” với sự xuất hiện của “kiểu nhân

vật giả mạo”, “kiểu nhân vật người mang lốt vật”... Nhưng trường hợp chúng tôi đang đề cập

có sự khác biệt rõ ràng ở chỗ “đội lốt - cởi lốt” này mang nội dung “giới tính”.

Điểm lại hiện tượng này trong văn học viết người Việt ta sẽ bắt gặp tác phẩm “Nữ tú

tài”… gần hơn, trong văn học dân gian của các tộc người thiểu số có “Út Lót - Hồ Liêu” (Truyện thơ Mường); “Slampéc - Anh Tài” (Truyện thơ Nùng)… Vậy, khái niệm “gái giả

trai” là chỉ một hiện tượng trong văn học (nói riêng) mà ở đó nhân vật mang giới tính này

nhưng lại khoác vẻ bề ngoài của giới tính trái ngược với giới tính thực. Tuy nhiên, nhất thiết

nhân vật phải có nhu cầu và có cách thức phản ứng, giải quyết thì mới xuất hiện hiện tượng

này.

Một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, không phải văn học của tất cả 54 tộc người trên đất nước Việt Nam đều có đề tài này. Nhưng quan trọng ở chỗ lý giải tại sao?,

hiểu cách khác là cơ sở xã hội - lịch sử của sự nảy sinh hiện tượng này từ đâu?

*

Trung tâm Việt Nam học - ĐHSP Hà Nội

(1)

Đạo là danh xưng một chức sắc truyền thống vùng Mường chứ không phải là từ trỏ một đơn vị hành chính thời Trần.

104

Văn học hai tộc người Ê đê, Chăm vắng bóng đề tài “gái giả trai” vì xã hội hai tộc người này rất đề cao phụ nữ do truyền thống mẫu hệ còn “đậm”. Ở những xã hội này, người con gái thường chủ động tỏ tình và nhà gái phải chủ động đứng ra tổ chức lễ cưới với sự đóng

góp thêm của nhà trai. Đặc biệt, ở người Ê đê còn có lí do sâu xa hơn, đó là xã hội Ê đê truyền

thống vẫn ở trạng thái nguyên thủy suy tàn và dần bước sang thuở bình minh của xã hội văn

minh. Vì thế, con người một mặt còn lưu giữ được nhiều bản chất tự nhiên, mặt khác sự xây

dựng bản chất xã hội văn minh còn mờ nhạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học dân gian của khá nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên, chẳng hạn Xơ đăng,

Ba na… cũng không đề cập đến đề tài này. Mặc dù họ đã bước sang chế độ phụ hệ nhưng

không vì thế mà địa vị người phụ nữ bị hạ thấp, bị coi thường mà ngược lại họ vẫn được đề cao như trước, do xã hội các tộc người kể trên vẫn duy trì truyền thống dân chủ công xã rất

mạnh. Trên thực tế xã hội không nảy sinh vấn đề mâu thuẫn giữa hai giới “nam” và “nữ” nên

trong văn học không có hiện tượng chúng tôi đang trình bày.

Ngược lại, với những xã hội đã bước vào chế độ phong kiến hoặc tiền phong kiến như

Việt (Kinh), Tày, Nùng, Mường thì khác hẳn:

Việc xuất hiện đề tài như “đứa con đẻ” của một tình trạng xã hội nhất định - chế độ

phụ quyền đã được xác lập và rất vững vàng. Hơn nữa, dựa trên nền tảng Nho giáo - người đàn ông được đề cao, người phụ nữ bị coi khinh, thậm chí bị “loại” ra khỏi sinh hoạt chính trị

- xã hội của cộng đồng từ cấp làng, xã cho đến Trung ương.

Thực tế xã hội ấy cho thấy, chỉ nam giới mới được đi học và đương nhiên chỉ có giới

này mới được tham chính. Hẹp hơn, trong phạm vi gia đình, người đàn ông giữ vai trò “thống

soái” cực kì quan trọng. Vì thế, tồn tại rất nhiều quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết

vô” (Một con trai cũng là có con, mười con gái cũng là không con), hay “Nữ nhân ngoại tộc” (Người con gái là người ngoài dòng tộc)... Những câu nói này đã trở thành câu “cửa miệng” người đời như thế, xét về góc độ giới tính, chứng tỏ chế độ tông tộc thời trung đại, ở những xã hội phụ quyền kiểu Nho giáo, quan niệm rằng chỉ người đàn ông mới đóng vai trò quyết định

trong việc “truyền giống”, từ đó chi phối mạnh mẽ đến nếp nghĩ, cách sống của con người.

Ngay trong những câu mở đầu truyện thơ Mường “Út Lót - Hồ Liêu”, người đọc cũng đã thấy

nổi lên vấn đề này:

... Ông Tu Liêng nằm bên cửa sổ, Nghe tiếng khóc trẻ nhỏ lọt lòng, Sầm sầm bước tới gian trong Chìa tay ra liền hỏi:

- «Con trai hay là con gái? Trai ta nuôi nối dõi, Gái chẳng nuôi làm chi.»

Thiết nghĩ, sự nảy sinh đề tài “gái giả trai” trong văn học Mường nói riêng, trong văn

học nói chung như một sự phản ánh bằng hình thức nghệ thuật. Ở đó, người phụ nữ có cơ hội được “bày tỏ” thái độ của mình trước sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong xã hội đương thời. Út Lót trong Út Lót - Hồ Liêu có thể coi là một gương mặt đáng để quan tâm.

Đến phiên lang đạo Tu Liêng lên Kinh chầu Vua, vì không có con trai để thay mặt

mình “đi việc” nên ông rất lo lắng, buồn phiền. Lúc này, cô con gái thứ ba - Út Lót nói với

cha:

Nhà họ có con trai Họ lấy con trai đi nối dõi Bố không có con trai Bố lấy con gái nối đời.

105

Lời nói của Út Lót biểu hiện cho sự phá cách về tư duy, suy nghĩ và là quan điểm đi ngược lại với truyền thống. Hơn thế, sự nhận thức còn được nâng cao hơn qua lời quả quyết

của nàng nói với hai cô chị:

Ta phải thay mặt bố mà đi phiên chực Thay mặt mẹ mà đi phiên chầu

Bằng vẻ tự tin đầy bản lĩnh, Út Lót đã thấy được trách nhiệm cuộc sống của mình đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với bản thân, với cha mẹ và với cộng đồng. Bắt đầu từ đây, từ chỗ là “nhân vật nhận thức” Út

Lót chuyển dần sang “nhân vật hành động”.

Út Lót thể hiện sự láu lỉnh, khéo léo, tài ứng biến giỏi của mình trong cuộc thi “ăn mơ

ngậm giấy” do người cha đặt ra. Tờ giấy trong miệng người chị cả ướt hết, giấy trong miệng người chị thứ hai ướt một nửa. Riêng tờ giấy của Út Lót vẫn còn nguyên do nàng không ngậm

trong miệng mà giấu vào nách. Đây chính là “phép thử” mà đạo Tu Liêng đặt ra để chọn người đi thay mình làm việc khó và Út Lót đã vượt qua kì “thi tuyển” đợt I. Có lẽ, lúc này

hành động của Út Lót xuất phát từ niềm yêu thương, từ lòng hiếu thuận với cha và cả từ ý

thức trách nhiệm của một cá nhân trước cộng đồng, trước cuộc đời.

Sự quyết tâm còn được Út Lót thể hiện qua việc chăm chỉ luyện tập cách đi lại, nói năng... cho thật giống với một người nam giới khi đóng giả. Đây là lần vượt qua kì “thi tuyển” đợt II để chứng minh và đảm bảo cho khả năng hoàn thành “vai”.

Trước lúc lên Kinh, Út Lót thưa với cha mẹ rằng:

Việc xây dựng cửa nhà, bố cho con chọn lấy Bố mẹ ở nhà

Xin đừng nhận buồng cau nhà người khéo trái Xin đừng nghe mối lái nhà họ khéo lời

Đi đường xa rồi con kén chọn Nơi đẹp sông còn mong lành hón Nơi tốt nón còn chọn lành quai Về ngày mai, vừa lòng bố mẹ

Nàng mạnh dạn nói ra những điều đi ngược lại truyền thống đó là sự thay mặt giới nữ đòi quyền tự quyết trong việc hôn nhân. Lời lẽ ấy cho thấy nàng vừa có sự nhận thức sâu sắc

vừa có hành động thấu tình đạt lý, khẳng định quyền bình đẳng giới, quyền được hạnh phúc

trong tình yêu tự chọn. Và đỉnh cao hành động của Út Lót chính là chọn và yêu Hồ Liêu. Dọc đường cùng Hồ Liêu lên Kinh chầu Vua cũng như những ngày sống ở Kinh đô,

Út Lót luôn tìm cách từ chối khéo léo những đề nghị của Hồ Liêu để không lộ thân phận của

mình, nàng phải “giữ gìn” do đang đóng một “vai” khác (điều này là một sự ràng buộc đối với

nhân vật, bởi chệch “vai” mọi việc sẽ hỏng và có thể liên lụy đến người cha).

Khi nghỉ ngơi, nghe Hồ Liêu bàn ở chung một nhà, Út Lót vội nói:

Không, không, anh à ! Binh nào cứ ở vào đạo ấy, Ta ở hai nhà cho tiện trông nom.

Tuy cuống quýt, vội vàng mà không thiếu khôn ngoan trong lời nói.

Vào tới đất Kinh kỳ, vua ban chung chỗ ở cho cả hai. Ban đêm đi ngủ:

Nàng Út Lót múc bát nước trong, Đặt ở giữa hai giường cho nó êm lặng, Múc bát nước trắng

Đặt giữa hai chiếu cho nó yên lòng Bảo rằng: Để ta phòng quân gian kẻ xấu

Trên thực tế có rất nhiều thứ có thể làm ranh giới ngăn không để Hồ Liêu “vượt

rào” thế mà Út Lót lại chọn “bát nước”. Để ngăn Hồ Liêu thì rõ rồi. Nhưng nếu chỉ hiểu như

106

một cô gái trẻ trung. Là thiếu nữ, Út Lót có đủ mọi khát khao của những người con gái cùng

độ tuổi. Là một “bà nàng”, Út Lót lại buộc phải giữ thể diện. Thế mới biết con gái quý tộc

cũng có nỗi khổ riêng của họ! Trở lại với chi tiết “bát nước”, chúng ta có nên nghĩ thêm “bát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước trong, trắng” chính là cách mà Út Lót gìn giữ tình cảm của mình như một sự thử thách đốí với cảm xúc cá nhân hay không? Bởi bát nước được xem như biểu tượng cho tình cảm

trong trắng, nếu đánh đổ thì không thể lấy lại. Và, cái khó trong tình cảm là vẫn để trái tim

rung động mà không mất đi lý trí - dù chỉ một chút và ngược lại, có lý trí để điều chỉnh cảm xúc nhưng không để lý trí trở thành một thứ kiềm toả (then khoá) cảm xúc. Điều đó đòi hỏi sự

thông minh của trái tim và cũng là chi tiết thể hiện sự tinh tế, tinh nghịch, rất con gái nhưng

không kém phần hóm hỉnh.

Một lần trời nắng lâu, giếng cạn hết nước, hai người phải ra sông tắm. Út Lót nhanh

nhảu “phân công”:

Ai tắm bên dưới, mặc dưới Ai tắm bên trên, mặc trên Chớ ngó lên mà trời đánh xuống

Không chỉ thế, cô gái Mường này còn “kéo” Trời vào sự sắp đặt của mình Chớ ngó

lên mà trời đánh xuống - hoá ra Ông Trời ở cao xa và oai thiêng lại có lần can dự vào một sự

tình mang nội dung giới tính như thế này! Thế mới biết muốn giả giới tính đâu phải việc dễ?

Nhấn mạnh yếu tố “nhận thức” trong Út Lót là sự khẳng định sức mạnh lý trí của tư

duy. Còn nhấn mạnh yếu tố “hành động” lại là sự khẳng định sức mạnh tình cảm của con tim. Đó chính là sự dung hòa giữa hai loại hành động, loại “hành động công dân” với loại “hành

động riêng tư - cá nhân”. Ở Út Lót “nhận thức” và “hành động” có sự gắn bó hữu cơ với nhau

làm nên chỉnh thể con người - nàng Út Lót, một hình tượng đẹp.

Trong việc giả trai, với Út Lót, cái “được” không chỉ đơn giản là việc đạt mục đích

giúp cha mà còn có tiếng nói đòi bình quyền ẩn chứa nơi bề sâu của hành động. Có thể tin được điều đó là vì nhiều lẽ.

Nhìn từ góc độ cá nhân, việc giả trai giúp Út Lót thoả mãn khát vọng đi đây đi đó để

mở rộng hiểu biết, nhận thức xã hội. Trong văn học dân gian đã từng có câu ca nói lên một

cách mãnh liệt cái khát vọng khôn cùng của “giới mày râu”:

Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng

Thì đây, trong truyện thơ Mường, người con gái dân tộc thiểu số này đã ngang nhiên nói to lên niềm khát vọng của giới mình, mong muốn “bứt” khỏi môi trường gia đình chật hẹp

Khi vào khung cửi khi ra thêu thùa để “tung” mình ra giữa khung cảnh xã hội rộng lớn hơn.

Xã hội xưa đặt dưới sự thống trị của đạo đức, luân lý, lễ giáo phong kiến. Trong xã hội đó, người phụ nữ phải chịu những cảnh ngộ khổ đau, vất vả, thậm chí là những oan trái, bất công,

họ bị tổn thương, mất mát rất nhiều. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, người phụ nữ vẫn không thôi ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có đặt hành động của Út Lót vào bối cảnh xã hội

thời bấy giờ ta mới thấu hiểu nỗi khát vọng mạnh mẽ của nàng mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Tác giả dân gian đã tìm cách bù đắp cho Út Lót - người con gái phải chịu nhiều thiệt

thòi, đau khổ bằng việc sắp đặt cho nàng được gặp, được gần gũi và được yêu. Từ chỗ thỏa

mãn khát vọng thoát khỏi môi trường gia đình chật hẹp mà xã hội cũ dành cho nữ giới để dấn thân vào môi trường xã hội rộng lớn vốn chỉ dành cho nam giới, Út Lót có dịp được thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm cái được gọi là tự do trong tình yêu và bước đầu có được sự thoả mãn trong khát vọng

tình yêu của một người con gái trẻ. Ở đây, tình ái hoàn toàn không phải là động cơ của việc

giả trai nhưng giả trai lại là con đường dẫn nhân vật đến với tình ái.

Để sự bù đắp được trọn vẹn, dân gian tiếp tục giúp Út Lót chủ động để lộ danh phận

mình cho người tình biết. Điều đó cũng có nghĩa như một cách mở đường, hẹn người bạn trai

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 103)