Tư tưởng của Kant về tính chủ quan, tính phổ quát của phán đoán thẩm mỹ và ý niệm thẩm mỹ

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 96)

. Xét các trường hợp riêng:

2.Tư tưởng của Kant về tính chủ quan, tính phổ quát của phán đoán thẩm mỹ và ý niệm thẩm mỹ

quan của phán đoán thẩm mỹ là sự tương tác lẫn nhau của những năng lực lý trí và tưởng tượng tồn tại nơi chủ thể. Tính phổ quát của phán đoán thẩm mỹ là sự vươn tới các giá trị phổ quát. Ý niệm thẩm mỹ là khái niệm lý tính gồm những chuỗi tư tưởng vô tận, khó diễn tả do trí tưởng tượng sản sinh ra khi đối diện cái đẹp.

1. Đặt vấn đề

Cái đẹp là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ thời cổ đại cho đến

nay, các nhà triết học đã quan tâm tìm hiểu những kinh nghiệm và phán đoán về cái đẹp, họ đã cố gắng làm rõ bản chất và tính hợp lý của những kinh nghiệm và phán đoán thẩm mỹ. Trong xu hướng đó, có thể nói Immanuel Kant là triết gia có những đóng góp đáng kể vào mỹ

học, tư tưởng của ông về phán đoán, hình thức và ý niệm thẩm mỹ đã khai mở nhiều khả năng

nghiên cứu mỹ học về sau. Kant đặt vấn đề nghiên cứu mỹ học trong tác phẩm “Phê bình

năng lực phán đoán” qua việc chỉ ra các điều kiện để xác định một phán đoán sở thích, đó là tính chủ quan và tính phổ quát của nó, và sau đó ông làm rõ ý niệm thẩm mỹ.

2. Tư tưởng của Kant về tính chủ quan, tính phổ quát của phán đoán thẩm mỹ và ý niệm thẩm mỹ ý niệm thẩm mỹ

2.1. Tính chủ quan của phán đoán thẩm mỹ (phán đoán sở thích)

Điều kiện đầu tiên của một phán đoán sở thích là tính chủ quan, nó dựa trên cảm xúc

thoả mãn, khác với những phán đoán kinh nghiệm. Quan điểm này có vẻ khó thuyết phục vì

đôi khi chúng ta vẫn đưa ra các phán đoán sở thích trên cơ sở suy luận quy nạp và dựa vào uy quyền. Vì thế quan điểm chủ quan tính cần được làm rõ thêm để có thể tiếp cận được những trường hợp phán đoán dựa trên suy luận quy nạp và uy quyền. Vấn đề ở đây là cái gì tạo nên tính chủ quan của phán đoán sở thích? Điều này đòi hỏi một sự lý giải về bản chất của sự thoả

mãn vốn là cơ sở của những phán đoán về cái đẹp. Ở một phương diện nào đó, vấn đề trở nên không thể giải quyết được nếu tách rời cơ sở triết học, liệu sự thoả mãn cái đẹp của chúng ta

có biểu hiện các tính chất của cái đẹp không? Nếu không, liệu nó có liên quan đến những năng lực nhận thức như Kant nghĩ không? Phải chăng theo Hume, đó là vấn đề của phản ứng

tình cảm được rèn luyện theo nhiều cách khác nhau? Theo Kant, hình thức chủ quan của kinh

nghiệm thẩm mỹ gợi lên những phản đoán thẩm mỹ, ông viết: “Một phán đoán thẩm mỹ là duy nhất về hình thức và tuyệt đối không đưa ra nhận thức nào (thậm chí là lộn xộn) về đối tượng, chỉ có phán đoán logic mới làm việc đó. Một phán đoán thẩm mỹ thay vì nhắm đến sự

biểu hiện nhờ đó mà đối tượng lộ ra với chủ thể, nó không mang một đặc trưng nào về đối tượng cho nhận thức của chúng ta, và chỉ là hình thức mục đích theo cách các năng lực biểu

hiện xác định trong sự gắn kết của chúng với đối tượng. Thật vậy, phán đoán được gọi là thẩm

mỹ vì cơ sở xác định nó không phải là một khái niệm mà là cảm xúc (theo nghĩa nội tại) về sự

hài hoà trong trò chơi của những năng lực lý trí trong chừng mực nào đó có thể được hiểu” [5, tr. 75]. Như vậy, theo Kant, hình thức kinh nghiệm thẩm mỹ được hiểu là cách thức tương tác

lẫn nhau giữa những năng lực lý trí làm lộ ra các đối tượng đẹp, là điều kiện tiên quyết của

một phán đoán sở thích thật sự. Kant đưa ra nhiều quan điểm về bản chất của sự thoả mãn cái

đẹp, đó là trò chơi tự do hài hoà giữa sự tưởng tượng và lý trí. Ông cho rằng, với những nhận

*

97

thức phi thẩm mỹ, năng lực tưởng tượng có chức năng tổng hợp các trực giác cảm tính và tái sản sinh chúng trong sự phong phú và sau đó được năng lực lý trí hợp nhất thành các khái niệm. Sự hợp nhất hoá các cảm giác phong phú là mục đích của nhận thức. Trong sự liên hệ

với kinh nghiệm phản tỉnh về các đối tượng cụ thể, sự tưởng tượng đã hợp nhất các cảm giác đa dạng mà không cần đến các khái niệm. Sự hoà hợp giữa hai năng lực này hoàn thành mục đích nhận thức theo cách bất ngờ và là thời điểm của “một sự thoả mãn nổi bật”. Chính trên nền tảng thoả mãn này và sự thừa nhận nguồn gốc của nó trong sự hoà hợp ngẫu nhiên hay “trò chơi tự do” của các năng lực mà phán đoán sở thích ra đời. Kant cho rằng sự thoả mãn

cái đẹp không đơn giản là sự hài lòng của cảm giác như ăn, uống.v.v.. mà do sự biểu hiện nhận thức của sự vật gây ra. Nó phân biệt với mọi sự thoả mãn khác bởi tính chất vô tư, không liên quan đến lợi ích. Theo nghĩa này, sự thoả mãn cái đẹp khác với sự thoả mãn của sự đồng thuận vì chúng không vô tư, mang tính lợi ích. Kant viết: “Nếu một phán đoán về cái đẹp hoà lẫn với động cơ lợi ích dầu là ít nhất thì khi đó nó trở nên thiên vị và không còn là một phán đoán sở thích thuần tuý nữa…Mọi thiên vị hoặc là giả định một nhu cầu hoặc là sản

sinh ra, và bởi vì động cơ lợi ích là cơ sở xác định sự đồng thuận nên nó làm cho phán đoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về sự vật trở nên không tự do.”[5, tr. 46]. Điều này không có nghĩa rằng không hề có động cơ

lợi ích về trí tuệ liên quan đến kinh nghiệm của chúng ta về cái đẹp. Kant cho rằng chúng ta

không có sự vô tư kinh nghiệm khi trao đổi các phán đoán của mình với người khác trong xã hội, chẳng hạn, động cơ trí tuệ ở các phương diện đạo đức của kinh nghiệm. Hơn nữa, động cơ này xuất hiện từ những nhu cầu xã hội và nhu cầu khẳng định thiên hướng đạo đức – là những nhu cầu có thể đáp ứng trong quá trình hình thành các phán đoán thẩm mỹ. Nhưng do

các nhu cầu này tạo ra động cơ và sự thoả mãn mà chúng ta trải nghiệm khi đáp ứng chúng, vì thế chúng đứng bên ngoài các phán đoán thẩm mỹ.

2.2 Tính phổ quát của phán đoán thẩm mỹ (phán đoán sở thích)

Kant cho rằng phán đoán sở thích chứa đựng giá trị phổ quát: “…Khi một người đặt

một đồ vật trên bệ đá và gọi nó là đẹp, anh ta đòi hỏi người khác cũng nhìn nhận như vậy. Anh ta phán đoán không chỉ vì bản thân mà vì mọi người, khi đó anh ta nói về cái đẹp như

một tính chất của đồ vật. Vì vậy, anh ta nói rằng đồ vật là đẹp và nó không phải như anh ta tin

rằng người khác đồng ý với mình về phán đoán đó dựa vào việc anh ta thấy nó đẹp trong sự đồng thuận qua nhiều thời điểm, mà anh ta đòi hỏi sự đồng thuận này của họ. Anh ta trách họ

nếu họ phán đoán khác và phủ nhận sở thích của họ - vốn là điều anh ta vẫn đòi hỏi ở họ như điều gì đó họ phải có, và ở mức độ này có thể nói mọi người đều có sở thích riêng của mình.

Điều này tương đương rằng không tồn tại điều gì như sở thích cả, không phán đoán thẩm mỹ

nào có khả năng hình thành một tuyên xưng đúng đắn về sự đồng thuận của mọi người.”[5, tr. 52]

Như vậy, có thể tóm tắt quan niệm của Kant về phán đoán sở thích rằng, chúng ta đòi hỏi hay yêu cầu sự đồng thuận từ người khác theo cách mà chúng ta không đòi hỏi trong phán đoán của mình về vẻ đẹp của một sự vật cụ thể vốn là vấn đề mang tính thiên vị cá nhân.

Trong vấn đề sở thích về cái đẹp, chúng ta nghĩ rằng người khác phải chia sẻ với phán đoán

của chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng ta trách họ khi họ không làm thế. Chính vì phán đoán

sở thích có một khát vọng vươn tới giá trị phổ quát nên cái đẹp dường như là tính chất của sự

vật. Chúng ta có thể giải thích sự kiện rằng chúng ta nghĩ người khác phải chia sẻ phán đoán

với mình, họ phải chia sẻ phán đoán với chúng ta trên cơ sở lo ngại rằng phán đoán của họ có

thể phù hợp hoặc không phù hợp, và đó là lý do vì sao khi chúng ta nghe người khác chia sẻ phán đoán với mình, chúng ta không muốn họ tạo ra những phán đoán sai. Tuy nhiên, có lẽ

Kant không tiếp tục đi theo hướng này vì ông đặc trưng hoá tính chuẩn tắc theo cách gắn liền

với sự giải thích của ông về khả năng của nó, ông trình bày ý tưởng chuẩn tắc theo một cách thức khá đặc biệt, rằng: “Chúng ta khăng khăng rằng người khác đồng ý với sở thích của ta”,

98

chúng ta cho rằng các phán đoán đồng thuận của chúng ta có giá trị phổ quát (Thịt cừu ngon hơn nếu có tỏi), nhưng thật ra không phải như vậy, các phán đoán đồng thuận chỉ gợi đến đa

số chứ không phải mọi người. Nếu chúng ta định phát triển ý tưởng chuẩn tắc thêm nữa thì có thể sẽ gặp phải những lý giải trái chiều. Khi lý giải về cách thức tồn tại của các phán đoán phổ

quát chủ quan, Kant đã đưa ra ý tưởng về trò chơi tự do hài hoà tạo ra sự thoả mãn về cái đẹp

giữa hai năng lực nhận thức – tưởng tượng và lý trí. Trong sự chuyển hướng khỏi các lý

thuyết dựa trên tính khách quan và hoàn hảo của thời trung cổ, cận đại đến việc xây dựng

thẩm mỹ học dựa trên chủ thể tính, Kant không có ý định từ bỏ ý tưởng cho rằng các phán đoán về cái đẹp đều mang tính phổ quát. Do vậy, ông dành phần lớn số trang của phần đầu

quyển “Phê bình năng lực phán đoán” để chỉ ra cách thức các phán đoán thẩm mỹ phản tỉnh

của con người có thể được gắn kết một cách hợp lý với mọi chủ thể người. Kant cho rằng, bất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỳ ai thông qua tiếp xúc với người khác bộc lộ năng lực nhận thức đều nhạy cảm với cùng kinh nghiệm của những năng lực trong sự hoà hợp tự do với sự thoả mãn thẩm mỹ đồng thời. Ngay khi chủ thể ngắm nhìn đối tượng ở những hoàn cảnh thích hợp (không thiên vị, thành kiến) anh ta có thể dùng phán đoán sở thích của mình để ngụ ý theo cách “tiên nghiệm” rằng,

ở những hoàn cảnh tương tự các chủ thể người khác cũng sẽ cảm nhận tương tự. Theo Kant,

tuyên xưng chuẩn tắc của một phán đoán sở thích bắt nguồn từ sự vận hành chung của các năng lực nhận thức, do đó, chúng ta có được sự giải thích về cách thức sự thoả mãn có thể dựa trên phán đoán tạo nên một tuyên xưng phổ quát. Song, Kant không bàn nhiều về bản chất của

tính phổ quát hay chuẩn tắc ngoài sự lý giải tư biện về sự thoả mãn cái đẹp.

Đối với vấn đề tại sao chúng ta đòi hỏi người khác chia sẻ phán đoán với mình? Câu trả lời là vì có nhiều loại lý do khác nhau như chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hay chúng ta sẽ thắng cuộc gì đó.v.v.. Và nếu chúng ta cho rằng, họ phải phán đoán theo một cách thức nào đó thì vấn đề sẽ khác đi, chẳng hạn điều gì sẽ xảy ra nếu một người không thể đánh giá được một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc vì sự lộn xộn của nó? Trả lời cho vấn đề này, chúng ta phải mặc nhiên chấp nhận một điều là, có một sự ràng buộc mang tính chuẩn tắc nhất định đối

với các phán đoán sở thích của chúng ta, sự ràng buộc này thường vắng mặt trong các phán đoán về cái đẹp cụ thể nào đó. Nói cách khác, có một chuẩn mực phổ quát để xác định rằng

một phán đoán là đúng và những phán đoán khác là sai. Chúng ta không nghĩ rằng một điều gì

đó là đẹp chỉ đối với cá nhân, một điều gì đó chỉ tạo ra cho cá nhân sự thoả mãn cảm giác.

Hiển nhiên, chúng ta có thể nói rằng “tôi cho rằng X là đẹp” vì chúng ta muốn thể hiện một sự

không chắc chắn, nhưng khi phán đoán một cách tự tin và nghiêm túc, chúng ta nghĩ rằng phán đoán của mình là đúng, và như vậy phán đoán trái ngược với nó là sai. Ngoài ra, không phải mọi phán đoán về cái đẹp là phù hợp nhau, quan niệm cho rằng mọi người đều có sở

thích của mình chỉ áp dụng được cho những phán đoán đồng thuận mà thôi (judgment of agreeableness). Chỉ một số người nào am hiểu về các món ăn, họ biết rằng món nào ngon hơn món nào, nhưng cái mà họ biết chỉ là cái có khẩu vị ngon hơn dưới một phương diện nào đó.

Một món ăn có khẩu vị ngon hơn các món khác, các phán đoán về mức độ “ngon”của chúng

cũng đúng hơn những phán đoán khác. Theo một nghĩa nào đó, một số phán đoán là đúng,

những phán đoán khác là sai và đều chỉ tương đối so với những con người bình thường.

Không tồn tại một ý tưởng về cái đúng mà theo đó một người với sự thoả mãn khác thường

của mình trở nên sai, hay theo đó phần đông con người có thể sai. Kant cho rằng các phán đoán đồng thuận có điểm chung nhưng không phải là giá trị phổ quát. Trong trường hợp các phán đoán sở thích về cái đẹp, cái đúng không phải là con tin đối với những gì do số đông người phán đoán. Trong một vài trường hợp, không thể quyết định tính đúng hay sai của một phán đoán sở thích, song ở nhiều trường hợp khác nhau, hoàn toàn có câu trả lời đúng nếu so

sánh hai sự vật khác nhau, song ở nhiều trường hợp khác nhau, hoàn toàn có câu trả lời đúng sai cho đối tượng mà chúng ta nhắm tới. Tính chuẩn tắc gắn kết với bản thân các phán đoán

99

thích dựa trên phản ánh của sự thoả mãn nên sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu các phán đoán phù hợp ít hay nhiều trong khi các phản ánh thì không. Tuyên xưng chuẩn tắc của các phán đoán

sở thích phải bắt nguồn từ quan niệm rằng một số phản ánh tốt hơn hoặc phù hợp hơn so với

những cái khác. Các phản ánh chỉ xác nhận những phán đoán có thể phù hợp nhiều hay ít vì bản thân chúng cũng có tính chất như vậy. Nếu tôi có được sự thoả mãn khi uống rượu “Bàu

Đá” còn anh thì không, khi đó cả hai chúng ta đều không nghĩ rằng người khác là sai. Nhưng

nếu bạn không có sự thoả mãn khi nghe Đặng Thái Sơn chơi đàn piano thì tôi sẽ nghĩ rằng

bạn có vấn đề không phải là phán đoán mà là sở thích của bạn, tôi nghĩ rằng mình đúng khi có

phản ánh như thế còn phản ánh của bạn thì khiếm khuyết. Đó là lý do vì sao chúng ta đòi hỏi người khác chia sẻ cùng cảm xúc với mình, thậm chí chúng ta không cần mong đợi điều đó vì sự hiển nhiên của nó. Chúng ta cho rằng phản ánh của mình phù hợp đối tượng hơn những

phản ánh đối lập và đó lại là lý do vì sao chúng ta nghĩ rằng phán đoán của mình về đối tượng đúng đắn hơn những phán đoán trái ngược. Như vậy có thể nói, tính chuẩn tắc của phán đoán

bắt nguồn từ tính chuẩn tắc của cảm xúc, song bằng cách nào mà một số cảm xúc có thể tốt hơn hay xấu hơn những cảm xúc khác? Hoặc là mức độ nội tại của tính chuẩn tắc trong các

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 96)