. Xét các trường hợp riêng:
2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý
2.2. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật 1 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật
2.2.1. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật
Người kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật còn được gọi là trần thuật nhân vật. Theo
Stenzel, trần thuật nhân vật là trần thuật của một nhân vật thể hiện những sự kiện của câu
chuyện khi nhìn qua con mắt của nhân vật “người phản ánh”, ở ngôi thứ ba. Người trung gian
trần thuật của trần thuật nhân vật là một người giấu mặt. Một trần thuật của nhân vật thể hiện hành động truyện được nhìn qua con mắt của một nhân vật phản ánh. Trong trần thuật nhân
vật, người kể chuyện đẩy nhân vật vào vị trí trung tâm. Tuy không xưng tôi, không lộ diện
trực tiếp, nhưng tất cả các sự kiện, biến cố đều được hiện thực hóa qua tầm quan sát và hành
động của nhân vật. Đây chính là điểm khác biệt về hình thức thể hiện của trần thuật nhân vật
so với trần thuật của người kể chuyện đồng sự.
Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết đóng vai trò là người trung gian trần thuật lại
114
vật khác. Trần thuật nhân vật có đặc điểm độc đáo nổi bật là đặt một người được quan sát dưới nhiều tầm quan sát, nhiều cái nhìn của những người quan sát. Vì thế người đọc có thể
nhận diện được nhân vật đầy đủ và đa chiều hơn. Trong Thiền sư dựng nước, nhân vật Lý
Công Uẩn được quan sát bởi rất nhiều nhân vật. Trong mắt của tên bạo chúa Lê Long Đĩnh,
Lý Công Uẩn là một người hết mực trung thành “Ta không ngu dại đến mức đi giết người bề
tôi trung dũng như quan điện tiền chỉ huy sứ của ta” [4; tr.46]. Thiền sư Vạn Hạnh nhìn thấy được ở Công Uẩn một bậc tướng đế vương, một minh vương thánh đế mà trời đã ban cho
nhân dân Đại Việt, cho Đạo Phật và việc xuất hiện của Công Uẩn là để gỡ cho thế nước đang
lâm vào cảnh trì bế, nát rối dưới thời Lê Long Đĩnh. Nhân vật Lê Long Đĩnh, dưới tầm quan
sát của rất nhiều nhân vật, y hiện lên trước mắt người đọc như một tên bạo chúa, một hiện
thân của cái ác, một kẻ thù của nhân dân và tội nhân của lịch sử. Trong mắt Lý Công Uẩn, Lê
Long Đĩnh hiện lên như một con quỷ để hút máu nhân dân và biến đất nước trở thành “một
nhà tù vĩ đại”, bởi vì “trong cái gương mặt hốc hác là hoàng đế ấy mới có hai mươi tư tuổi đời, với bốn năm chấp chính; bằng những hành vi hung hiểm hơn cả loài thú, ông ta tự làm mình già đi tới cả trăm tuổi; và làm cho cả đất nước cũng già theo, xác xơ, héo úa, hoang rỗng đến kiệt cùng” [4; tr.38]; với Lý Phật Mã, đời sống của người dân rơi vào cảnh khốn cùng, kiệt quệ là do: “Lê Ngọa triều tróc nã người dân đến tận xương tủy” [4; tr.580]; Thiền sư Vạn
Hạnh – người nhìn thấy nơi Lê Long Đĩnh là hiện thân của một hôn quân, dâm bôn và độc ác
“Vì mấy năm ở ngôi dù chỉ là bốn năm thôi nhưng Lê ngọa triều đã vắt kiệt sức dân để lao vào các thú ăn chơi hoang phí và đọa lạc” [4; tr.567], do đó, y đúng là “một chúng sinh đầy
trọc nhược chưa tiến hóa” [4; tr.87].
Với hình thức trần thuật theo điểm nhìn nhân vật, người kể chuyện có cơ hội giấu mình kỹ hơn trong tác phẩm. Đây có thể xem là một thủ thuật của người kể chuyện để ngụy trang
cho việc dàn xếp các sự kiện lịch sử cũng như khắc họa chân dung các nhân vật lịch sử theo quan điểm của cá nhân anh ta. Nói khác đi, tính chất chủ quan trong việc giải thích lịch sử đã
được khoác tấm áo khách quan nhờ kiểu trần thuật theo điểm nhìn nhân vật. Tác giả dường như không áp đặt ý nghĩ, tư tưởng với người đọc về các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
Quyền tự do, dân chủ của người đọc được tôn trọng. Đó cũng là ưu điểm vượt trội của trần
thuật nhân vật so với trần thuật của tác giả mà ta thường gặp trong nhiều tác phẩm. Không
một nhà văn nào trong quá trình sáng tạo tác phẩm và nhân vật lại không thể hiện thái độ, tình cảm với đối tượng.
Bằng việc sử dụng trần thuật nhân vật, người kể chuyện đưa ra những bằng chứng xác
thực, đầy thuyết phục về các nhân vật, các vấn đề lịch sử và hé mở phần nào nhân cách, phẩm
chất, đời sống nội tâm của chính những con người ấy. Thậm chí, người kể còn giúp người đọc
cảm nhận được thái độ của các nhân vật với nhau. Ngưỡng mộ ý chí, yêu mến nhân cách và khâm phục tài năng của Lý Thường Kiệt, người kể chuyện đã để cho nhân vật Lý Đạo Thành có những nhận xét về nhân vật: mặc dù “ông ta xuất thân từ thái giám song là một một người
có nhân cách, có thể nói là đấng trượng phu, một người quân tử” [7; tr.53] và “Thường Kiệt
là một trang nam tử khác thường, vừa thông tuệ, vừa mang chí lớn của giống đại bàng, nên không thể nuôi nhốt y ở trong lồng như một loài chim cảnh. Thực thì Thường Kiệt đã tỏ cái
chí của bậc trượng phu, cái tài của một bậc thượng tướng khiến các bậc lão tướng dạn dày chiến trận cũng không thể không nể trọng” [6; tr.105]. Nhưng sau cuộc chính biến năm Quý
Sửu (1073), Lý Đạo Thành có cái nhìn hoàn toàn khác về Lý Thường Kiệt. Lúc này, Thường
Kiệt trong mắt ông là một người hám danh vọng, khát khao quyền lực vì đã bị vật dục làm mờ
nhãn giới. Ngược lại, người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật cũng để cho nhân vật Lý Thường Kiệt có những quan sát, đánh giá về nhân vật Lý Đạo Thành. Với Thường Kiệt, Lý Đạo Thành thật sự là “một bậc sĩ quân tử, khoan nhân, đại độ, không chấp nê. Con người thật
115
người ngu thêm sáng, người trí thêm tinh, người mê tỉnh thức.” [7; tr.311]. Thường Kiệt chợt
nhận ra rằng không ai yêu nước hơn Lý Đạo Thành và cũng không ai tha thiết vì nền văn hiến Đại Việt như ông ta vì thế ông ấy luôn luôn là tấm gương đạo hạnh cho đời sau.